Tăng năng suất lao động sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Nguyễn Việt thực hiện 23/03/2019 05:10

Tham gia thương mại điện tử, kết nối thị trường toàn cầu, vươn tới các chuẩn mực thế giới là chiến lược căn bản để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất lao động.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Đây là chia sẻ của TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Hội thảo “Cải thiện năng suất lao động Việt Nam để tăng năng lực cạnh tranh quốc gia” được tổ chức gần đây.

- Thưa ông, động lực nào đã đưa năng suất lao động Việt Nam tăng lên trong thời gian qua?

Thứ nhất là việc chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ hai là tăng năng suất trong từng ngành công nghiệp, dịch vụ. 

Có thể bạn quan tâm

  • [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045] Năng suất lao động: “Đôi cánh” của nền kinh tế

    [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045] Năng suất lao động: “Đôi cánh” của nền kinh tế

    00:50, 10/03/2019

  • Tăng năng suất lao động phải ở cấp quốc gia

    Tăng năng suất lao động phải ở cấp quốc gia

    05:35, 30/09/2018

  • Công nghệ - “chìa khóa”p/tăng năng suất lao động người Việt

    Công nghệ - “chìa khóa” tăng năng suất lao động người Việt

    11:29, 29/08/2018

  • Tiền đề của năng suất lao động

    Tiền đề của năng suất lao động

    05:35, 07/06/2018

Có một thực tế tại Việt Nam hiện nay, đó là phần lớn nguồn lao động vẫn đang làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Khu vực này vẫn được đánh giá có năng suất lao động thấp nhất. Cho nên, chúng ta phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Áp dụng các giải pháp cải tiến công nghệ, tăng cường đầu tư, bắt kịp thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 và xã hội 5.0 để nâng cao năng suất lao động trong các ngành. Muốn đạt được điều này thì phải cải cách mạnh mẽ thể chế và mở cửa hội nhập.

- Ông có nói đến câu chuyện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang nông nghiệp, dịch vụ. Trong quá trình chuyển đổi này chúng ta gặp khó khăn hay vướng mắc gì không, thưa ông?

Có hai lý do gây cản trở việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Thứ nhất là vấn đề thị trường. Thứ hai là thể chế chính sách đối với phát triển doanh nghiệp.

Chúng ta đã trải qua một hành trình rất dài để cởi trói cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản để thành lập và phát triển doanh nghiệp. Đó là các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, công tác thanh tra, kiểm tra... Có thể nói rằng, thủ tục hành chính vẫn đang là điều khiến cộng đồng doanh nghiệp quan ngại, là rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp.

- Ông có thể chia sẻ thêm về việc mở cửa thị trường và hội nhập của Việt Nam hiện nay?

Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc mở cửa thị trường và là nước sở hữu nhiều hiệp định thương mại tự do. Chính vì vậy, không gian thị trường của Việt Nam là không gian toàn cầu. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh hiện nay rất gay gắt, chúng ta chỉ có thể cạnh tranh thắng lợi trong một thị trường rộng mở nếu biết nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong điều kiện mở cửa thị trường mạnh mẽ đó, thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động chính là mở rộng không gian cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Đây cũng là cách thức nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ.

- Vậy các doanh nghiệp cần phải làm gì để thích ứng với một môi trường mở như hiện nay, thưa ông?

Chúng ta đang sống trong không gian của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xã hội 5.0, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải vươn tới chuẩn mực quốc tế và hướng tới ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Với nền kinh tế Việt Nam, khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa bao giờ cũng là động lực, “xương sống” của nền kinh tế. Do đó, nâng tầm sức mạnh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí là doanh nghiệp siêu nhỏ, vươn tới những chuẩn mực quốc tế sẽ giúp nâng cao năng suất lao động của khu vực này.

Chúng ta nên từ bỏ quan niệm chỉ có doanh nghiệp lớn mới có thể vươn tới chuẩn mực toàn cầu. Với môi trường cạnh tranh mở hiện nay, không phải chỉ có những doanh nghiệp lớn mới vươn tới thị trường toàn cầu, mà doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ với sự trợ giúp của thương mại điện tử cũng hoàn có thể vươn ra thị trường thế giới.

Chúng ta có thể hiểu chuẩn mực kinh tế toàn cầu không chỉ có công nghệ, quản trị, mà còn là trách nhiệm xã hội, văn hóa kinh doanh. Liên Hợp Quốc đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có tiêu chí về chuẩn mực đạo đức, trách nhiệm xã hội là yếu tố nền tảng để doanh nghiệp Việt Nam có được “giấy thông hành” tiến vào thị trường thế giới. Đây cũng chính là con đường để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Việt thực hiện