Tiền đề của năng suất lao động

Phan Nam 07/06/2018 05:35

Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng chỉ rõ thực trạng năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam và đề nghị lập Hội đồng Năng suất Quốc gia năng suất lao động.

Cần đặc biệt khuyến khích tư nhân làm đầu tàu, dẫn dắt phong trào nâng cao NSLĐ quốc gia

Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng chỉ rõ thực trạng năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam và đề nghị lập Hội đồng Năng suất Quốc gia năng suất lao động.

Báo cáo gửi các đại biểu về những vấn đề "nóng" của ngành, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng: “Tỷ lệ thất nghiệp trình độ đại học ở Việt Nam khoảng trên dưới 4%. Đây cũng là tình trạng chung của các nước trên thế giới".

Lý giải về nguyên nhân của thực trạng trên, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh: nổi bật là việc chất lượng đào tạo chưa cao, đặc biệt là đào tạo sau đại học, liên kết, liên thông… nên còn khoảng 200.000 lao động trình độ đại học trong độ tuổi lao động chưa có việc làm; chưa thu hút được sinh viên giỏi vào sư phạm để nâng cao chất lượng giáo dục.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, cơ chế chính sách chưa tạo động lực khởi nghiệp, lập nghiệp. Có sự chênh lệch đáng kể giữa điều kiện sống giữa các vùng miền, tạo ra thừa thiếu cục bộ. Nhiều nơi vẫn thiếu nhưng không thu hút được lao động trình độ cao.

Có thể bạn quan tâm

  • Cải cách tiền lương để tạo động lực và nâng cao năng suất lao độngp/ 

    Cải cách tiền lương để tạo động lực và nâng cao năng suất lao động  

    11:02, 08/05/2018

  • Giải pháp nào giúp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam?

    Giải pháp nào giúp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam?

    03:41, 15/04/2018

  • Đón đầu công nghệ để tăng năng suất lao động

    Đón đầu công nghệ để tăng năng suất lao động

    18:04, 26/02/2018

  • Chủ tịch VCCI: Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ trọng yếu

    Chủ tịch VCCI: Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ trọng yếu

    15:05, 22/01/2018

Có thể, theo cách nói của Bộ GD&ĐT con số 200.000 lao động trình độ đại học trong độ tuổi lao động thất nghiệp là không cao và phù hợp với “thông lệ” quốc tế nhưng đây là một sự lãng phí rất lớn nguồn lực.

Việc so sánh với “tình trạng chung của các nước thế giới” về tỉ lệ thất nghiệp cũng rất khập khiễng, thiếu toàn diện. Bởi trong bối cảnh thừa nguồn lực được coi là “chất lượng cao” thì tốc độ tăng trưởng năng suất lao động(NSLĐ) của Việt Nam chỉ tăng từ 4,35% giai đoạn 2011 - 2015 lên 5,64% giai đoạn 2016 - 2017. Để đạt được GDP bình quân 6,85% trong 3 năm 2018 - 2020, hay mục tiêu GDP từ 6,5% đến 7% cùng thời gian trên, tốc độ tăng NSLĐ phải là 6%. Đặc biệt, dù Việt Nam có cải thiện, nhưng vẫn chậm hơn Lào, Campuchia và Myanmar.

Lao động trình độ đại học có thể coi là động lực quan trọng, nhóm dẫn dắt cải thiện và nâng cao NSLĐ và nếu không có những đánh giá toàn diện về thực trạng để có các giải pháp phù hợp thì bài toán cải thiện NSLĐ sẽ khó có lời giải.

Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cũng khẳng định, Việt Nam nên chọn năm 2019 là năm tăng NSLĐ quốc gia, đồng thời cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ý nghĩa của việc thúc đẩy NSLĐ cũng như các trường hợp thành công điển hình về NSLĐ. Trong đó, cần đặc biệt khuyến khích tư nhân làm đầu tàu, dẫn dắt phong trào nâng cao NSLĐ quốc gia, từ việc cung cấp các dịch vụđ tư vấn, đến chia sẻ điển hình, đưa ra phản hồi chính sách đối với Chính phủ. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiền đề của năng suất lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO