Hàng Việt chinh phục người tiêu dùng toàn cầu

Thy Hằng 29/05/2019 11:36

Sau 10 năm đi vào thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng hoá Việt không chỉ chinh phục người tiêu dùng trong nước mà cả nhiều thị trường trên thế giới.

Khẳng định tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sáng ngày 29/5, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng khẳng định, kể từ năm 2009, Cuộc vận động đã tạo sự lan tỏa và đạt được nhiều thành công việc triển khai các chương trình hành động.

Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sáng ngày 29/5

Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sáng ngày 29/5.

Hàng Việt chiếm tỷ trọng cao trong kênh phân phối

Theo Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng, Cuộc vận động trước hết tạo được niềm tin sự quan tâm mua sắm tiêu dùng trong phần lớn người tiêu dùng Việt Nam với thương hiệu và sản phẩm hàng hóa Việt.

Thứ hai, khơi dậy được tiềm năng lớn về nguồn lực và năng lực kinh nghiệm kinh doanh phân phối của mọi thành phần kinh tế, đến nay chúng ta có nhiều sản phẩm hàng hóa chinh phục người tiêu dùng, trong đó nhiều sản phẩm trở thành niềm tự hào của Việt Nam như Vinamilk, TH true milk, Traphaco, Vinatex, Trung thành food...

"Báo cáo của các đơn vị VCCI và Hiệp hội, doanh nghiệp trên toàn quốc thì tỉ lệ hàng Việt chiếm tỉ lệ cao trên thị trường nội địa từ 80 - 90% tại các kênh phân phối hiện đại và ở một số siêu thị đến trên 90% và từ 60 % trở lên ở các kênh bán lẻ truyền thống", ông Hoàng Quang Phòng cho biết.

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng, Cuộc vận động trước hết tạo được niềm tin sự quan tâm mua sắm tiêu dùng trong phần lớn người tiêu dùng Việt Nam với thương hiệu và sản phẩm hàng hóa Việt.

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng, Cuộc vận động trước hết tạo được niềm tin sự quan tâm mua sắm tiêu dùng trong phần lớn người tiêu dùng Việt Nam với thương hiệu và sản phẩm hàng hóa Việt.

Thứ ba, việc triển khai các chương trình hành động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã phát huy được nội lực to lớn ở trong nước, một số ngành sản xuất ở Việt nam có thế mạnh đã tăng tỉ lệ nội địa hóa với hàm lượng khoa học  công nghệ cao trong sản phẩm.

Báo cáo của VCCI cũng chỉ ra, tỷ lệ nội địa theo báo cáo của ngành dệt may hiện nay chiếm khoảng 50%, ngành da giầy chiếm khoảng 40% - 50%.

Đồng thời, việc áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất ô tô, chế biến sữa, sợi và dệt nhuộm làm tăng năng suất, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Sự  tiến bộ của khoa học công nghệ tạo chuyển biến tích cực nêu trên đã góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế, góp việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu tiến tới xuất siêu của nền kinh tế đất nước. Tổng mức lưu chuyển của hàng hóa dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% năm. Chỉ số giá tiêu dung CPI từ mức lạm phát 19,8% năm 2008 đã giảm xuống dưới mức 5 - 4% trong các năm gần đây.

“Đây là điều kiện thuận lợi để VCCI kiến nghị và cùng doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các giải pháp cân đối cung cầu nhất là đối các mặt hàng thiết yếu. Hiện nay, có thể nói không còn hiện tượng sốt giá, cháy hàng vào các dịp lễ tết”, ông Hoàng Quang Phòng khẳng định.

Đánh giá cao những kết quả đã đạt được, ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam khẳng định, với những thành tích đạt được trong cuộc vận động này, vai trò của VCCI và các doanh nghiệp là rất lớn trong đóng góp xây dưng cơ chế, tuyên truyền vận động, tổ chức các diễn đàn hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực đóng góp.

“Đến bây giờ, hàng Việt Nam không chỉ khẳng định được thương hiệu, chinh phục được người tiêu dùng trong nước mà còn chinh phục được nhiều thị trường khó tính, đơn cử hàng dệt may Việt đã chiếm lĩnh thị trường nhiều nước trên thế giới. Chúng tôi đánh giá cao những kết quả đó”, ông Hầu A Lềnh khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

  • Hàng Việt chiếm tỉ lệ 90% tại kênh phân phối hiện đại

    Hàng Việt chiếm tỉ lệ 90% tại kênh phân phối hiện đại

    06:50, 29/05/2019

  • Đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài: Chưa có sự kết nối đủ mạnh

    Đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài: Chưa có sự kết nối đủ mạnh

    00:01, 24/05/2019

  • Thủ tướng: ‘Mỗi người Việt ở Nga phải là đại lý tiêu thụ hàng Việt

    Thủ tướng: ‘Mỗi người Việt ở Nga phải là đại lý tiêu thụ hàng Việt"

    11:32, 22/05/2019

Theo đó, trong suốt quá trình thực hiện cuộc vận động, VCCI đã hoạt động tích cực nhất trong các thành viên, đã chung tay cùng chúng tôi tháo gỡ cho các doanh nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn mới

Đặc biệt, trong bối cảnh mới của tình hình kinh tế trong nước và thế giới, Cuộc vận động - Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt nam được đánh giá sẽ bước sang giai đoạn mới của tiến trình hội nhập. Theo đó, nhiều hiệp định song phương, đa phương thế hệ mới và sức ép sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt hơn.

Ông Hầu A Lềnh đánh giá, cộng đồng doanh nghiệp có thể sẽ gặp nhiều thách thức, bao gồm cả khó khăn trong cơ chế chính sách và của thị trường.

“Do đó tới đây có thể tổng hợp báo cáo Ban Bí thư, ngay cả tên gọi có thể thay đổi theo giai đoạn 5 năm. Trong đó, giai đoạn 5 năm đầu là vận động, kêu gọi doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia cuộc vận động. Sau tổng kết 5 năm nâng cấp thêm 1 bước làm thế nào để hàng hoá không chỉ chinh phục tiêu dùng trong nước mà phải hướng tới xuất khẩu, như vậy giai đoạn 3 trong 5 năm tới thì khẩu hiệu, mục tiêu giai đoạn mới sẽ là gì? Có còn chỉ là chinh phục người Việt Nam?”, ông Hầu A Lềnh đặt vấn đề.

ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Hầu A Lềnh cũng cho rằng cần phải đổi mới hình thức thực hiện Cuộc vận động phù hợp với từng đối tượng, vùng miền, để người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng hàng hoá cũng là yêu nước, là khích lệ doanh nghiệp trong nước phát triển.

“Chúng ta phát triển kinh doanh khi các FTA có hiệu lực, bên cạnh thuận lợi sẽ có những khó khăn cản trở cộng đồng doanh nghiệp. Đề nghị cập nhật và diễn giải rõ ràng để doanh nghiệp tiếp nhận được, đây là vai trò của VCCI, có thể tổ chức các hội thảo, toạ đàm trao đổi,. Đồng thời đánh gía các thách thức kiến nghị cơ quan chính phủ”, ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Với tình hình thế giới và khu vực như hiện nay, các thông tin hàng hoá rất sòng phẳng, do đó hàng Việt Nam phải nâng cao chất lượng, giá thành, mẫu mã… tất cả minh bạch để chinh phục người tiêu dùng.

Phía Ban cùng các cơ quan lên quan, các địa phương sẽ có tôn vinh các doanh nghiệp hàng hoá để động viên khích lệ doanh nghiệp và cũng là khẳng định các thương hiệu chất lượng cho người tiêu dùng.

Tiếp thu ý kiến từ Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng cho biết, để tiếp tục thực hiện hiệu quả Cuộc vận động trong giai đoạn mới VCCI sẽ tập chung triển khai cuộc vận động tái cơ cấu, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

VCCI sẽ tham mưu Chính phủ ban hành, phát hành các Nghị quyết, Chỉ thị văn bản  chỉ đạo về phát triển và ổn định thị trường trong nước đến năm 2025 đến tầm nhìn 2035,  trong đó tập trung  giải pháp xúc tiến thương mại trong nước, lành mạnh hóa mạng lưới phân phối, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa phù hợp với cam kết Quốc tế nhằm từng bước kiểm soát việc nhập khẩu cũng như trật tự thị trường, phát triền thị trường doanh nghiệp đa dạng phân phối lưu thông và khuyến khích doanh nghiệp, HTX thương mại, các hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại chuyên nghiệp.

“Tăng cường hệ thống phân phối trong nước, khuyến khích và mời gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối có khả năng kết nối với doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng hóa chuyên ngành, hàng hóa tổng hợp, các công ty thương mại bán lẻ hiện đại, các doanh nghiệp dịch vụ logistic, các HTX thương mại và dịch vụ nông thôn, khuyến  khích các doanh nghiệp HTX, các hộ gia đình liên kết hinh thành mạng lưới kinh doanh, dịch vụ thương mại tạo thành các chuỗi giá trị hàng hóa thương hiệu Việt”, ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.

Thy Hằng