Hàng Việt chiếm tỉ lệ 90% tại kênh phân phối hiện đại

Thy Hằng 29/05/2019 06:50

Tỉ lệ hàng Việt chiếm tỉ lệ cao trên thị trường nội địa từ 80 - 90% tại các kênh phân phối hiện đại và ở một số siêu thị đến trên 90% và từ 60 % trở lên ở các kênh bán lẻ truyền thống.

Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng nay (ngày 29/5), tại Hà Nội. 

thì tỉ lệ hàng Việt chiếm tỉ lệ cao trên thị trường nội địa từ 80 - 90% tại các kênh phân phối hiện đại

Tỉ lệ hàng Việt chiếm tỉ lệ cao trên thị trường nội địa từ 80 - 90% tại các kênh phân phối hiện đại.

Nhiều sản phẩm “tự hào dân tộc”

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) “Cuộc vận động - Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt nam” sau 10 năm thực hiện với sự tham gia của các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp cùng chung tay hành động góp quan trọng làm chuyển biến  ý thức người tiêu tiêu dùng  tạo nên diện mạo mới trên thị trường, trong đó người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng và uy tín thương hiệu của hàng Việt.

Theo báo cáo của các đơn vị VCCI và Hiệp hội, doanh nghiệp trên toàn quốc thì tỉ lệ hàng Việt chiếm tỉ lệ cao trên thị trường nội địa từ 80 - 90% tại các kênh phân phối hiện đại và ở một số siêu thị đến trên 90% và từ 60 % trở lên ở các kênh bán lẻ truyền thống. Với nhiều sản phẩm hàng hóa chinh phục người tiêu dùng, trong đó nhiều sản phẩm trở thành niềm tự hào của Việt Nam như Vinamilk, TH true milk, Traphaco, Vinatex, Trung thành food...

Cùng với đó, việc triển khai các hoạt động của Cuộc vận động đã dần từng bước làm cho  các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn đến việc nâng cao kỹ năng quản lý và tác phong làm việc công nghiệp, nhờ đó sản phẩm nội địa đã từng bước đạt chất lượng ổn định và có giá cạnh tranh, bên cạnh đó, doanh nghiệp đã chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm mở rộng thêm các kênh phân phối, các đại lý tiêu thụ sản phẩm, tích cực trong các hoạt động liên kết để tổ chức chương trình đưa sản phẩm tiêu dùng về nông thôn, về các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

Điều này thể hiện qua việc một số ngành sản xuất hàng Việt Nam có thế mạnh đã tăng tỉ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm. Cụ thể như tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%, tỉ lệ nội địa hóa ngành da giầy chiếm khoảng 40-50%. Áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất ô tô, chế biến sữa, sợi và dệt nhuộm nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm…

Những chuyển biến trên đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu, tiến tới xuất siêu trong những năm gần đây. Đáng lưu ý, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống mức dưới 5% trong các năm gần đây.

Để đạt được kết quả đó, trong suốt 10 năm qua VCCI đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các hoạt động triển khai Cuộc vận động thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông, lồng ghép với các hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đưa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp và doanh nghiệp với người tiêu dùng hiểu biết và xích lại gần nhau hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài: Chưa có sự kết nối đủ mạnh

    Đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài: Chưa có sự kết nối đủ mạnh

    00:01, 24/05/2019

  • Mở cánh cửa cho hàng Việt vào thị trường Nga

    Mở cánh cửa cho hàng Việt vào thị trường Nga

    00:03, 21/05/2019

  • Hé lộ “vé” hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài

    Hé lộ “vé” hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài

    11:00, 25/04/2019

  • Sử dụng hàng Việt phải thành thói quen

    Sử dụng hàng Việt phải thành thói quen

    04:31, 23/04/2019

Tuy nhiên, Lãnh đạo VCCI nhận định những kết quả đạt được còn chưa được như mong muốn. Do đó, thời gian tới VCCI sẽ tiếp tục thông tin, tuyên truyền vận động cộng đồng Doanh nghiệp Việt nam hưởng ứng và hành động thiết thực nhằm làm cho Cuộc vận động có hiệu quả và sâu rộng hơn. Vận dụng tối đa khả năng lồng ghép nội dung cuộc vận động trong các hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Thách thức mới trong bối cạnh hội nhập

Đặc biệt, trong bối cảnh mới của kinh tế thế giới và Việt Nam, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đang bước sang một giai đoạn mới trong bối cảnh nước ta ngày càng Hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

“Nhiều hiệp định song phương, đa phương thế hệ mới và sức ép sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt hơn đặt ra thách thức mới cho cuộc vận đngj. Do vậy, để thực hiện hiệu quả trong giai đoạn mới VCCI sẽ tập chung triển khai cuộc vận động tái cơ cấu, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Phó Chủ tịch VCCI nhận định.

Theo đó, VCCI sẽ tham mưu Chính phủ ban hành, phát hành các Nghị quyết, Chỉ thị văn bản  chỉ đạo về phát triển và ổn định thị trường trong nước đến năm 2025 đến tầm nhìn 2035,  trong đó tập trung  giải pháp xúc tiến thương mại trong nước, lành mạnh hóa mạng lưới phân phối, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa phù hợp với cam kết Quốc tế nhằm từng bước kiểm soát việc nhập khẩu cũng như trật tự thị trường, phát triền thị trường doanh nghiệp đa dạng phân phối lưu thông và khuyến khích doanh nghiệp, HTX thương mại, các hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại chuyên nghiệp.

Đồng thời, tăng cường hệ thống phân phối trong nước, khuyến khích và mời gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối có khả năng kết nối với doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng hóa chuyên ngành, hàng hóa tổng hợp, các công ty thương mại bán lẻ hiện đại, các doanh nghiệp dịch vụ logistic,các HTX thương mại và dịch vụ nông thôn, khuyến  khích các doanh nghiệp HTX, các hộ gia đình liên kết hinh thành mạng lưới kinh doanh, dịch vụ thương mại tạo thành các chuỗi giá trị hàng hóa thương hiệu Việt.

 “Các doanh nghiệp cũng cần áp dụng phương thức quản lý và tổ chức sản xuất hiện đại, đầu tư chiều sâu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao chinh phục người Việt và khách hàng thế giới”, ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.

Hoạt động thúc đẩy người Việt dùng hàng Việt 

Ngày 20/11/2018, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ phát động chương trình “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.

Tiếp theo đó, các hoạt động đào tạo hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nhằm hướng doanh nghiệp đến việc sản xuất những sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì lợi ích của người tiêu dùng và vì lợi ích của chính doanh nghiệp liên tục được thực hiện.

Cụ thể, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Giai đoạn 2009 - 2018, tổ chức được hơn 600 khóa đào tạo với các chủ đề về quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân lực, maketting, tài chính - kế toán; kỹ năng bán hàng; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm; các lớp về an toàn lao động; các lớp về hội nhập quốc tế, tuyên truyền và tập huấn các luật có liên quan đến doanh nghiệp; Các khóa đào tạo hỗ trợ các DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị;…

Tổ chức 750 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; vận động doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật, trách nhiệm xã hội, văn hóa kinh doanh; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Tổ chức các đoàn doanh nghiệp các tỉnh thành trao đổi, giao lưu và giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của tỉnh, vùng miền như: Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Đà nẵng, Cần thơ, Vũng Tàu, Nghệ An, Thanh Hóa…. tạo sự hợp tác tìm kiếm đối tác để mở rộng kênh phân phối sản phẩm đã có nhiều DN trao đổi, tiêu thụ hàng hóa của nhau.

Bên cạnh đó, VCCI đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Sở Công Thương các địa phương thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia, Tổ chức một số phiên chợ hàng Việt tại các cơ sở, vùng cao ở một số địa phương và huy động nhiều doanh nghiệp tham gia bao gồm nhiều chủng loại hàng hóa được sản xuất trong nước và tại các địa phương .

VCCI cũng tích cực trong công tác kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiếp cận với thị trường nông thôn còn bỏ ngỏ, từng bước xây dựng mạng lưới kênh phân phối, mở rộng thị trường, tạo uy tín với người tiêu dùng khu vực nông thôn, miền núi. Thông qua hoạt động, các doanh nghiệp có cơ hội tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; tìm kiếm cơ hội đầu tư, liên doanh, liên kết phát triển sản xuất và đẩy mạnh phân phối hàng hóa đến khu vực nông thôn và kết nối giữa các doanh nghiệp, các nhà phân phối, đại lý bán lẻ với người tiêu dùng, hỗ trợ bà con vùng sâu vùng xa, vùng miền núi được tiếp cận với nguồn hàng hóa dịch vụ Việt đảm bảo chất lượng.

 Giai đoạn 2009 - 2019,  VCCI đã tổ chức 670 hoạt động với các khóa đào tạo, tập huấn, tọa đàm, hội thảo về hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân lực, maketing, tài chính - kế toán, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp xây dựng hình ảnh, kết nối kinh doanh, liên kết chuỗi giá trị, sản xuất nông sản sạch, an toàn lao động... cho các doanh nghiệp nhằm hướng đến việc sản xuất những sản phẩm sạch, hàng hóa có chất lượng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của nhau vì lợi ích của người tiêu dùng và vì chính lợi ích của doanh nghiệp.

VCCI cũng phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế, các Đại sứ quán tổ chức các Hội thảo về mở rộng mối quan hệ thương mại, đầu tư, kết nối giao thương giữa cộng đồng doanh nghiệp với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực.

VCCI đã phối hợp với chính quyền địa phương, các sở, ngành và các tổ chức tại các địa phương để triển khai các hoạt động góp phần cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; qua đó giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng và mẫu mã sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hàng Việt chiếm tỉ lệ 90% tại kênh phân phối hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO