Nghệ An: Mục tiêu 20.000 doanh nghiệp vào năm 2020 có khả thi?
Việc đăng ký hoạt động của hộ kinh doanh (HKD) tại Nghệ An vừa qua cho thấy, tỷ trọng hộ có đăng ký kinh doanh vẫn khá thấp so với hàng chục ngàn HKD đang hoạt động tại địa phương này.
Tỉnh Nghệ An có khoảng 27.000 HKD đang hoạt động rất hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động, có tác động tích cực đến công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế tỉnh nhà. Tuy nhiên, việc đưa HKD vào điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi chưa có hồi kết.
Ông Phan Thanh Miễn – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Nghệ An lại có quan điểm, HKD và doanh nghiệp về cơ bản là khác nhau, không những về quy mô, số lượng lao động, điều kiện kinh doanh, chế độ trách nhiệm mà còn cả địa vị pháp lý, vậy nên HKD dễ bị tổn thương, có phần thiệt thòi và cần được quan tâm đúng mực.
"Chúng ta chỉ nên khuyến khích, tạo nhiều ưu đãi để HKD nhận thấy, tự nguyện chuyển đổi thành doanh nghiệp khi đã “đủ lớn” chứ không nên ép buộc", ông Miễn khẳng định.
Tuy nhiên, với hơn 3 triệu HKD ở Việt Nam nói chung và hàng chục ngàn HKD tại Nghệ An nói riêng chưa có ĐKKD và mã số thuế. Bên cạnh đó, hình thức nộp thuế theo doanh thu hoặc thu thuế khoán như hiện nay vừa tiềm ẩn nguy cơ thất thu thuế, vừa thiếu công bằng với các doanh nghiệp.
“Trước tiên, Cơ quan Thuế cần lưu tâm, bám sát thực tế để xử lý những trường hợp này đem lại công bằng cho các HKD và doanh nghiệp chân chính, có trách nhiệm khác”, ông Miễn nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
VCCI Nghệ An tập huấn về hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp
16:40, 18/06/2019
VCCI Nghệ An và WHA Group trao đổi chương trình hợp tác
20:13, 22/11/2018
VCCI Nghệ An hỗ trợ doanh nghiệp tránh các rủi ro trong thanh, kiểm tra thuế
05:00, 15/05/2018
VCCI Nghệ An hỗ trợ cộng đồng doanh nhân nữ nâng cao năng lực quản lý
15:13, 19/03/2018
VCCI Nghệ An: Cầu nối giữa chính quyền và doanh nghiệp
08:23, 27/12/2016
Ngoài ra, nhiều ý kiến khác lại cho rằng, sự phân biệt giữa HKD và doanh nghiệp tại các quy định pháp lý đã vô hình trung tạo ra sự thiếu bình đẳng. Hiện tại còn thiếu các văn bản pháp luật quy định về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của HKD trong khi đây lại là đối tượng đóng góp tới hơn 30% GDP, tạo ra cả chục triệu việc làm cho nền kinh tế so với hơn 715.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước đóng góp chỉ hơn 8% GDP.
Tỉnh Nghệ An đang phấn đấu đến năm 2020, có 20.000 doanh nghiệp hoạt động, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 35.000 – 37.000 lao động; đồng thời, doanh nghiệp đóng góp trên 70% thu ngân sách của tỉnh.
Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Lãnh đạo tỉnh, hiện tại Nghệ An có khoảng hơn 12.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong số gần 20.000 doanh nghiệp đăng ký, đứng thứ 7/20 địa phương có số doanh nghiệp lớn nhất thì đến năm 2020, con số 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động là khó khả thi.