Doanh nghiệp Hải Phòng "than" khó tiếp cận hỗ trợ sau COVID-19

THU HÀ 18/07/2020 03:14

Lãi suất ngân hàng, thủ tục hành chính, tiếp cận gói hỗ trợ… là những vấn đề khiến doanh nghiệp "than trời" sau đại dịch COVID-19.

Sáu tháng đại dịch COVID-19 gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp, dự báo ảnh hưởng của dịch sẽ còn kéo dài, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp cho đến hết năm 2020. Chính vì vậy, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng đã có cuộc tọa đàm tháo gỡ khó khăn cho các hội viên.

Chi nhánh đã cùng các Hiệp hội triển khai 300 phiếu khảo sát của doanh nghiệp để làm cơ sở gửi VCCI báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhằm đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do COVID-19 gây ra. Trong giai đoạn dịch COVID-19, chi nhánh luôn kịp thời chuyển tải các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tới các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị vận tải Hải Phòng, doanh nghiệp hội viên Quảng Ninh,…Kiến nghị UBND thành phố Hải Phòng về giảm tiền thuê đất, gia hạn nộp tiền thuê đất cho doanh nghiệp…

VCCI tổ chức buổi tọa đàm tháo gỡ cho các doanh nghiệp hội viên

VCCI tổ chức buổi tọa đàm tháo gỡ cho các doanh nghiệp hội viên

Ông Nguyễn Hữu Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương cho rằng, nhà nước nên giãn thời gian nộp thuế đất và thuế thu nhập doanh nghiệp đến hết 6 tháng đầu năm 2021. Ngân hàng cần giữ nguyên nhóm nợ không chuyển các khoản nợ cũ của doanh nghiệp đóng băng và không chuyển thành nợ xấu.

Ông Đoan còn cho biết, các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động sau COVID-19 rất khó khăn chưa đi vào cuộc sống bởi các quy định của nhà nước.

Cũng tại hội nghị Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương còn đề nghị, năm 2021 nhà nước không nên tăng thuế đất và tăng tiền lương tối thiểu để tránh gây áp lực cho doanh nghiệp.

Được biết trong năm 5 vừa qua nhà nước có tới 9 lần tăng thuế đất. Đơn cử Công ty may TBT thành viên của hiệp hội thuê chưa đầy 1ha đất, trước năm 2015 nộp thuế đất một năm 145 triệu nhưng đến năm 2020 thuế đất tăng lên 350 triệu. Vậy năm 2020 vừa tăng thuế đất vừa tăng tiền lương tối thiểu thì doanh nghiệp sẽ không biết lấy đâu ra - ông Đoan chỉ dẫn.

ông Nguyễn Xuân Dương, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên

Ông Nguyễn Xuân Dương, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên

Đề nghị nhà nước ổn định mức thuế đất ít nhất 3 đến 5 năm, để doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh phát triển. Bên cạnh đó các khoản BHXH và kinh phí công đoàn nên tiếp tục tạm hoãn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện nay quy trình tiếp cận đất đai còn quá khó khăn, quá tốn kém gấp nhiều lần so với trước. Vì nhà nước  giao cho doanh nghiệp tự thỏa thuận về giá với dân, vậy việc chênh lệch hạch toán vào đâu?

Bên cạnh đó doanh nghiệp tự giải phóng mặt bằng vì thế có những dự án được cấp đất rồi vài ba năm mới xong thì mất hết cơ hội. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước phải cơ cấu lại sát nhập để tăng khả năng cạnh tranh, giảm chi phí ngân hàng, đến mấy chục đầu mối ngân hàng, nếu không sẽ không giảm lãi suất được, phí giao dịch ngân hàng quá cao.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, các gói hỗ trợ của Chính phủ rất khó thực hiện, cụ thể là gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ, doanh nghiệp gần như không thể tiếp cận vì điều kiện đưa ra rất khó khăn. Ví dụ như việc chứng minh không doanh thu, không có khả năng thanh toán...

Bà Nguyễn Thị Đông, chủ tịch hội nữ doanh dân Hưng Yên

Bà Nguyễn Thị Đông, chủ tịch hội nữ doanh dân Hưng Yên

Thứ nhất, BHXH và kinh phí công đoàn thu 1% của công nhân nhưng không thể đóng 2% của doanh nghiệp số thu này quá lớn, đề nghị nhà nước hoãn hoặc thôi.

Thứ 2 tại Hưng Yên tiền thuê đất tăng 20%, 60 nghìn/1m quá nhức nhối đối với doanh nghiệp. Thứ 4, quy định về CO dẫn đến tình trạng nhiều công ty mở ra để cấp CO thu đến mấy chục tỷ để cấp CO cho doanh nghiệp, nước ngoài họ không dùng thì trong nước không nên đẻ ra, gây khó cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Công Lệnh, PCT Hiệp hội tỉnh Quảng Ninh đề nghị, Ngân hàng chính sách xã hội có nhiều bất cập đơn cử, khi người đi vay mua nhà ở xã hội đưa ra một cơ chế khó thực hiện.

Ông Đặng Thế Phương, phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hải Phòng

Ông Đặng Thế Phương, phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hải Phòng

Ví dụ, một anh bộ đội ở Trường Sa, vợ làm ở Đông Triều, Quảng Ninh, khi vay tiền ưu đãi lại yêu cầu anh bộ đội phải nhập khẩu ở Đông Triều, sau đó gia nhập hội nông dân của thôn khu xóm rồi mới được xét để vay. Đây là nhà ở thu nhập thấp chứ không phải vay theo diện hộ nghèo ở nông thôn rất vô lý, chúng tôi đề nghị Chính phủ sớm tháo gỡ nút thắt này.

Thứ 2 về chuyển đổi đất nông nghiệp và đất trồng rừng sang đất phi nông nghiệp. Được biết  Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Vậy Chính phủ không nên giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp rồi trình chính phủ đến bao giờ mới tổng hợp xong, quá lâu dẫn đến doanh nghiệp mất hết cơ hội đầu tư. Chúng tôi đề nghị phải giao cho tỉnh, tỉnh mới nắm rõ được tình hình cụ thể của địa phương.

Ông Nguyễn Minh Xô phát biểu tại buổi tọa đàm

Ông Nguyễn Minh Xô, CT Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương phát biểu tại buổi tọa đàm

Ông Trần Minh Tuyến, phó chủ tịch Hiệp hội tỉnh Thái Bình kiến nghị, chúng tôi rất khó khăn để được thụ hưởng gói 62 nghìn tỷ hỗ trợ của Chính Phủ sau COVID-19. Chúng tôi có 6 doanh nghiệp được duyệt nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp đạt yêu cầu với số tiền hơn 140 triệu đồng. Đề xuất với lãnh đạo tỉnh tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp theo chỉ thị 11.

Bà Nguyễn Thị Đông, chủ tịch hội nữ doanh dân Hưng Yên đề nghị; thứ nhất Chính phủ cho cơ chế các cơ quan nhà nước họ vào thanh tra các Doanh nghiệp quá nhiều, tất cả các đoàn đều vào doanh nghiệp cùng một nội dung, doanh nghiệp thấy phiền phức và bức xúc vô cùng.

Ba tran Thi Thu, CT Hội nu doanh nhan Hai Duong

Bà Trần Thị Thu, CT Hội nữ Doanh nhân Hải Dương

Thứ 2, về chuyển đổi sang tên khi mua nhà máy, doanh nghiệp khi đi làm các lãnh đạo rất gây khó khăn, chỉ sang tên mà đến 6 tháng mới xong. Nhà nước như bỏ rơi doanh nghiệp gần như không có gì là hỗ trợ, thuế thì chậm 1 ngày cũng phạt, ngân hàng thì không giảm. Chúng tôi đề nghị nhà nước cho nộp chậm thuế VAT và có cơ chế mở cho các doanh nghiệp không thì các doanh nghiệp vô cùng khó khăn.

Ông Đặng Thế Phương, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hải Phòng đề nghị: Cộng đồng doanh nghiệp vận tải Hải Phòng rất cảm ơn chi nhánh Hải Phòng đã có nhiều tháo gỡ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn rất nhiều bất cập, mong Chi nhánh tiếp tục đề nghị tới Chính phủ. Mặc dù dịch COVID-19 đã qua nhưng hậu quả để lại vô cùng khó khăn rất mong nhà nước miễn thuế VAT cho chúng tôi hết năm và giảm thuế thu nhập.

Ông Phí Văn Dực phát biểu tiếp thu ý kiến các Hiệp hội.

Ông Phí Văn Dực, Giám đốc VCCI Hải Phòng phát biểu tiếp thu ý kiến các Hiệp hội.

Về phía BHXH hoãn cho doanh nghiệp nhưng lại yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động 50% hẳn, vậy nếu chúng tôi nghỉ hẳn thì chúng tôi cần hoãn làm gì, doanh nghiệp bắt buộc ngày làm ngày nghỉ còn giữ chân công nhân. Gói 62 nghìn tỷ chúng tôi không thấy đâu. Gói 284 nghìn tỷ Thủ tướng dành cho các doanh nghiệp để vay nhưng đến nay chưa thấy triển khai. 

Tiếp thu ý kiến các doanh nghiệp, ông Phí Văn Dực - Giám đốc Chi nhánh VCCI Hải Phòng khăng định, các doanh nghiệp đã có những ý kiến rất tâm huyết và thực tế. Những ý kiến gì thuộc VCCI Hải Phòng chúng tôi sẽ tiếp thu và triển khai, cái nào thuộc về địa phương, UBND các tỉnh thành phố thì kiến nghị, những ý kiến nào thuộc về Chính phủ chúng tôi sẽ tập hợp và báo cáo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, sau đó Chi nhánh sẽ tập hợp ý kiến có báo cáo gửi các doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI đề nghị đơn giản hóa thủ tục phòng cháy chữa cháy

    VCCI đề nghị đơn giản hóa thủ tục phòng cháy chữa cháy

    04:20, 09/07/2020

  • VCCI

    VCCI "tăng tốc" hỗ trợ các doanh nghiệp khu vực Nam Trung bộ

    19:00, 25/06/2020

  • Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: “Phát triển bền vững là lẽ sống của doanh nghiệp”

    Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: “Phát triển bền vững là lẽ sống của doanh nghiệp”

    15:00, 23/06/2020

THU HÀ