Nếu không tìm được mô hình phát triển mới, ĐBSCL sẽ khó có sự thay đổi lớn
Đó là nhận định của Giám đốc VCCI Cần Thơ Nguyễn Phương Lam tại Lễ công bố Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL 2022.
>>>ĐBSCL đang đứng trước cơ hội lớn để thay đổi
Phát biểu tại lễ công bố, ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), Chủ biên báo cáo cho biết, đây là năm thứ hai VCCI Cần Thơ thực hiện Bảo cáo thường niên này. Theo ông Lam, ở bảo cáo đầu tiên năm 2020, sau khi công bố, báo cáo bất ngờ nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức Quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông.
Ông Lam cho rằng, từ sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những thông điệp báo cáo đưa ra, đến một số hội nghị triển khai Nghị quyết của Trung ương đều có đề cập thông tin từ báo cáo. Đặc biệt, Quy hoạch tích hợp vừa được Chính phủ công bố có nhiều trích dẫn từ kết quả nghiên cứu của báo cáo. Nhiều viện trường sử dụng tải liệu này cho giảng dạy và nghiên cứu, cũng như các cơ quan báo chí làm tư liệu cho các chuyên đề truyền thông về ĐBSCL.
“Đó là thực sự là niềm vui, chúng tôi xem như là một đóng góp nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của ĐBSCL mà VCCI và nhóm chuyên gia nghiên cứu dành nhiều tâm huyết.... Nhưng đó cũng là áp lực bởi nếu không thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm thì sẽ không tham mưu hiệu quả cho Chính phủ, không giúp chính quyền các cấp trong việc đánh giá tình hình kinh tế xã hội và doanh nghiệp không có được thông tin đầy đủ về kinh tế vùng để làm định hướng phát triển dài hạn”, Giám đốc VCCI Cần Thơ Nguyễn Phương Lam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nguyễn Phương Lam, năm 2021, Báo cáo KHÔNG được thực hiện theo kế hoạch bởi đại dịch COVID-19, nhóm nghiên cứu dù cố gắng nhưng không thể triển khai đi khảo sát thực địa hay tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ chuyên gia mặc dù kế hoạch đã được thiết lập từ cuối năm 2020.
Đại dịch COVID-19 hoành hành năm qua, một số chuyên gia trong nhóm nghiên cứu vừa tham mưu chống dịch cho Chính quyền các cấp, vừa phải chống chọi dịch bệnh tại đơn vị mình, nhưng cũng nỗ lực làm việc, phân chia các nội dung nghiên cứu theo từng chuyên đề để theo kịp yêu cầu Báo cáo đặt ra.
“Song do khối lượng công việc rất lớn, dữ liệu rời rạc, Báo cáo không thể hoàn tất theo như kỳ vọng nên từ quý II năm 2022 nhóm nghiên cứu mới tập trung để phối hợp triển khai được các công việc như dự kiến. Vì vậy chúng tôi quyết định vào giờ chót trước khi xuất bản ấn phẩm, là để khuyết năm 2021, như là một “ký ức” cho chuỗi nghiên cứu dài hạn của chúng tôi”, ông Lam cho biết.
Cũng theo ông Nguyễn Phương Lam, quá trình thực hiện báo cáo, VCCI Cần Thơ đã Tổ chức 02 tuyến khảo sát thực địa tại Cửa Định An, kênh Quan Chính bố; 01 khảo sát tác động hạn mặn tại các tỉnh ven biển; Thực hiện 03 chương trình làm việc với nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại các địa phương; Tổ chức 04 hội thảo chuyên đề về cảng biển, logistic, 01 hội thảo báo cáo nghiên cứu Cảng trần đề: hơn 10 cuộc họp chuyên gia để bản thảo và đúc kết các nội dung nghiên cứu và tổ dữ liệu phải thu thập số liệu liên tục trong suốt hơn 1 năm qua.
“Bên cạnh đó, Nhóm nghiên cứu cũng rất cần nhắc bởi đi tìm mô hình phát triển mới là điều không dễ dàng. Hơn nữa, để đánh giá tác động của Quy hoạch tích hợp với hơn 500 trang tài liệu, các chuyên gia phải mất khá nhiều thời gian nghiên cứu và phân tích. Đó là một nỗ lực lớn mà chúng tôi rất cảm kích tử nhóm các tác giả”, ông Lam chia sẻ.
Nói về những lợi thế của vùng ĐBSCL, Giám đốc VCCI Cần Thơ Nguyễn Phương Lam cho rằng, không có vùng kinh tế nào trên cả nước có sự đồng nhất về văn hóa, khí hậu, thổ nhưỡng, con người và hạ tầng cơ sở.., giữa các địa phương như ở ĐBSCL, nếu có thì cũng là một cụm vài tinh gần nhau, trong khi ĐBSCL có tới 13 tỉnh, thành phố gần như tương đồng nhau.
Mặt khác, ĐBSCL là vùng trũng trên mọi phương diện và là vùng nông nghiệp đang chịu ảnh hưởng của BĐKH ngày một rõ hơn, đang có chung một chương trình phát triển từ Chính phủ cũng như hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Do vậy liên kết hợp tác thành một vùng kinh tế là một nhiệm vụ tất yếu của các địa phương, và cũng là điều kiện thuận lợi và trách nhiệm của nhóm chuyên gia trước những gì ĐBSCL phải đối mặt, phải thực hiện nếu như không muốn bị tụt hậu.
Trước những thách thức diễn ra đối với ĐBSCL, năm 2017 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120, và Quy hoạch Tích hợp ĐBSCL giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 được ra đời từ Nghị quyết đó. Đây được xem là một cơ hội lớn cho ĐBSCL phát triển. Bản Quy hoạch được xem như cấu trúc lại nền kinh tế của vùng đã bị manh mún. Nay để phù hợp chung với quy hoạch của Vùng, các địa phương trong vùng cần định hình lại mô hình phát triển trong bối cảnh mới.
“Nếu không tìm mô hình phát triển mới, chắc chắn ĐBSCL sẽ khó có sự thay đổi lớn! Báo cáo Kinh tế Thường niên ĐBSCL năm 2022 được xây dựng nhằm mục đích đó và cũng là thông điệp của nhóm nghiên cứu trong báo cáo kinh tế năm nay”, Giám đốc VCCI Cần Thơ Nguyễn Phương Lam nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
ĐBSCL đang đứng trước cơ hội lớn để thay đổi
09:17, 01/08/2022
VCCI thúc đẩy liên kết vùng: Đảo ngược 4 xu hướng của ĐBSCL
18:56, 28/07/2022
5/8: Hội thảo "Giải pháp cho các rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu khu vực ĐBSCL năm 2022"
14:59, 26/07/2022
Trung tâm nông sản ĐBSCL: Mô hình nào phù hợp?
04:01, 12/07/2022
"Nhạc trưởng" cho liên kết phát triển ĐBSCL
01:49, 22/06/2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khơi thông nguồn lực cho ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững
13:00, 21/06/2022