Ứng dụng công nghệ và đổi mới để tăng cường năng lực xuất khẩu nông sản Việt

TRƯỜNG ĐẶNG 27/09/2023 15:47

Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, trình độ áp dụng khoa học công nghệ nông nghiệp còn thấp, là một trong số những hạn chế của xuất khẩu nông sản Việt Nam được các chuyên gia chỉ ra.

Hội thảo do VCCI tổ chức tập trung vào các giải pháp ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu Việt Nam

Hội thảo do VCCI tổ chức tập trung vào các giải pháp ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu Việt Nam

Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ - Đổi mới sáng tạo để tăng cường năng lực xuất khẩu cho ngành nông sản Việt Nam” vào ngày 27/9.

>>Chủ tịch VCCI: Xây dựng niềm tin của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh

Tại hội thảo, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các doanh nghiệp đã có cơ hội thảo luận, đưa ra các giải pháp, sáng kiến để tăng cường năng lực xuất khẩu cho ngành nông sản Việt Nam.

Thời gian qua, xuất khẩu nông sản Việt Nam có thể coi như một điểm sáng. Nhờ ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với hầu hết các khu vực kinh tế phát triển, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội để mở rộng phát triển thị trường, khẳng định vị thế, tiềm năng, thế mạnh ngành hàng nông, lâm, thủy sản nói chung và ngành nông sản nói riêng.

Theo số liệu của Bộ Công thương, trong 8 tháng đầu năm 2023, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt 33,21 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên nhóm Nông sản lại có những tăng trưởng tích cực, đạt 16,9 tỷ USD, tăng 11,5 %, trong đó ngành rau quả là điểm sáng khi mang lại cho Việt Nam 3,55 tỷ USD, tăng 61,8% so với cùng kỳ năm trước, hướng tới mục tiêu đạt 5 tỷ USD trong năm 2023. Riêng đối với thị trường Châu Âu, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2023 đạt 139,3 triệu USD.

Bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký VCCI phát biểu tại chương trình

Bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký VCCI phát biểu tại chương trình

Việt Nam hiện có hơn 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như rau quả, gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ… Nông lâm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản… Trong đó EU là thị trường tiềm năng của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt từ khi Hiệp định EVFTA được ký kết. 

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, sản xuất và kinh doanh nông sản của Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, sản xuất liên kết theo chuỗi còn hạn chế, trình độ áp dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp nông nghiệp còn thấp. Xuất khẩu chủ yếu là xuất thô do thiếu công nghệ chế biến, bảo quản, hay chưa đảm bảo đáp ứng các quy trình, quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.

Để cải thiện thực trạng đó, hội thảo với ý kiến các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (VIOIT) - Bộ Công Thương, Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ; Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, EuroCham, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp về ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo hiệu quả và phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế và điều kiện của các doanh nghiệp.

Ông Ywert Visser - Thành viên tiểu ban Thực Phẩm, Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của EuroCham đã đưa ra những phân tích thiết thực cho ngành nông sản Việt Nam

Ông Ywert Visser - Thành viên tiểu ban Thực Phẩm, Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của EuroCham đã đưa ra những phân tích thiết thực cho ngành nông sản Việt Nam

Bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký VCCI, Giám đốc Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho DNNVV trong ngành hàng gia vị, rau quả Việt Nam (SFV-Export) thuộc VCCI phát biểu: “Để tăng cường năng lực xuất khẩu cho ngành nông sản Việt Nam cần có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ toàn ngành phát triển theo chuỗi, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, số hóa trong sản xuất, chế biến nông sản để đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm; thực hiện truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu và đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế". 

>>VCCI hỗ trợ DNNVV nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến nông sản được kỳ vọng sẽ là một trong những đòn bẩy quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp tăng năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI vinh danh Yoko Onsen Quang Hanh tại Dự án đáng sống 2023

    VCCI vinh danh Yoko Onsen Quang Hanh tại Dự án đáng sống 2023

    18:26, 22/09/2023

  • Chủ tịch VCCI: Xây dựng niềm tin của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh

    Chủ tịch VCCI: Xây dựng niềm tin của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh

    10:08, 20/09/2023

  • VCCI hỗ trợ DNNVV nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường

    VCCI hỗ trợ DNNVV nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường

    15:17, 19/09/2023

  • VCCI tổ chức đoàn xúc tiến thương mại và đầu tư tại Mỹ và Cuba

    VCCI tổ chức đoàn xúc tiến thương mại và đầu tư tại Mỹ và Cuba

    11:19, 15/09/2023

TRƯỜNG ĐẶNG