Mong minh bạch, không cần ưu đãi

H.Minh 30/10/2018 15:30

Quốc hội chuẩn bị thảo luận về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) với việc điều chỉnh khoảng 90% Điều theo hướng tiếp cận tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để góp phần thu hút đầu tư.

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, các Ủy viên UBTVQH cho rằng, dự thảo Luật phải có điểm mới, khắc phục tồn tại trước đây, nhất là hạn chế dần sự can thiệp của con người, mà cụ thể là cán bộ thuế với quá trình quản lý thuế, tránh tình trạng chia chác tiền thuế, vốn đang âm ỉ trong dư luận xã hội.

p/Coca Cola là doanh nghiệp đã nhiều lần bị “soi” có hiện tượng chuyển giá.p/Ảnh: CAO THĂNG

Coca Cola là doanh nghiệp đã nhiều lần bị “soi” có hiện tượng chuyển giá. Ảnh: CAO THĂNG

Không cần ưu đãi thuế

Theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (2017-2018), ba yếu tố quan trọng nhất được nhà đầu tư lựa chọn là cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và ổn định xã hội. Trong khi, Báo cáo của Ngân hàng thế giới cũng chỉ ra rằng, 85% các nhà đầu tư ở Việt Nam khẳng định các chính sách ưu đãi thuế là không cần thiết. Việt Nam cần rà soát và loại bỏ những ưu đãi thuế không cần thiết, đồng thời giảm thiểu việc trốn thuế và tránh thuế qua các cơ chế giám sát.

Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế cho biết, tỷ lệ động viên thuế trên GDP của Việt Nam từ 1996-2016 vào khoảng 16,7%. Việt Nam “có lẽ là một trong những thiên đường thuế”, ngoài mức thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, Việt Nam còn có mức ưu đãi 10%, 15% hay 17% tùy từng đối tượng. Thậm chí, hiện có quy định về miễn thuế suốt đời dự án, miễn thuế 4 năm, giảm 9 năm... Nhìn tổng thể, mức thuế của Việt Nam hiện thấp so với các nước trong khu vực, mức thuế của Việt Nam là rất cạnh tranh.

  Báo cáo của Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng, 85% các nhà đầu tư ở Việt Nam khẳng định các chính sách ưu đãi thuế là không cần thiết.

Đồng quan điểm, ông Mathew Martin, Giám đốc Tổ chức Tài chính phát triển quốc tế (DFI) đánh giá, thuế suất thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện thấp hơn hầu hết các nước láng giềng và thấp hơn mức trung bình toàn cầu (25%). Riêng với chính sách miễn giảm thuế cho khu vực FDI không có bằng chứng nào liên quan giữa khuyến khích đầu tư và miễn giảm thuế. Việc các nhà đầu tư quyết định đầu tư dựa trên nhiều cơ sơ như lực lượng lao động địa phương, cơ sở hạ tầng,… Thuế chỉ là một “yếu tố bên lề” và thậm chí có thể không cần đề cập tới để thu hút vốn FDI.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Tranh cãi đại lý thuế có được thực hiện dịch vụ kế toán, kiểm toán

    Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Tranh cãi đại lý thuế có được thực hiện dịch vụ kế toán, kiểm toán

    16:20, 18/09/2018

  • Dự thảo Luật Quản lý thuế ”làm khó”p/doanh nghiệp

    Dự thảo Luật Quản lý thuế ”làm khó” doanh nghiệp

    10:26, 16/09/2018

  • Một số lưu ý về Dự thảo Luật quản lý thuế

    Một số lưu ý về Dự thảo Luật quản lý thuế

    20:06, 07/09/2018

Xây dựng cơ quan thuế điện tử

Một điểm mới của dự án Luật, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, dự Luật đã quy định rõ các doanh nghiệp phải sử dụng hoá đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ để khắc phục những gian lận trong việc sử dụng hoá đơn giấy, nâng cao tính cạnh trạnh của toàn nền kinh tế, để góp phần ứng dụng quản lý thuế hiện đại, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoá đơn để góp phần xây dựng cơ quan thuế điện tử.

Qua rà soát, có 108 điều quy định trong Luật Quản lý thuế hiện hành cần được điều chỉnh, chiếm khoảng 90% tổng số điều. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, nội dung quản lý thuế được kế thừa các quy định hiện hành, đồng thời tại dự thảo Luật có bổ sung các nội dung, như không thu thuế; khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp; quản lý hóa đơn, chứng từ; hợp tác quốc tế về thuế; kế toán, thống kê về thuế… Đồng thời, dự thảo Luật đã bổ sung một số nguyên tắc như: Áp dụng nguyên tắc bản chất quyết định hình thức trong việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; áp dụng giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Các quy định này góp phần sẽ tạo điều kiện tiếp cận với cơ chế quản lý thuế hiện đại và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

Dự kiến, hiệu lực thi hành của Luật Quản lý thuế (sửa đổi) từ ngày 1/7/2020.

H.Minh