Hàng trăm m3 gỗ quý dọc biên giới Nghệ An về đâu?

Nhóm PV 08/02/2020 11:05

Sau khi trôi dạt từ bên kia biên giới về Nghệ An, hàng trăm m3 gỗ quý vẫn đang “ẩn mình” dọc khe suối ở các xã thuộc huyện Kỳ Sơn, Tương Dương...

Vậy nhưng, hàng trăm ngày trôi qua, số phận của khối lượng lớn gỗ quý vẫn đang “dầm mưa, dãi nắng” khi các thủ tục và cơ chế vẫn chưa được hoàn thiện.

p/Nhiều điểm tập kết gỗ quý dọc sông, suối trên địa bàn xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn nay vẫn đang “dãi nắng, dầm mưa” chưa được thu gom, xử lý

Nhiều điểm tập kết gỗ quý dọc sông, suối trên địa bàn xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn nay vẫn đang “dãi nắng, dầm mưa” chưa được thu gom, xử lý

Mưa lũ… sinh ra gỗ quý?

Theo Công văn số 385 ngày 05/11/2019 do ông Trần Việt Dũng – Phó giám đốc Sở Tài chính Nghệ An ký đề nghị UBND tỉnh Nghệ An xác nhận toàn bộ gần 400m3 gỗ quý các loại đang được tập kết ở một số xã biên giới tiếp giáp Lào thuộc quyền sở hữu toàn dân. Theo Công văn này, Sở Tài chính cũng đề nghị UBND tỉnh Nghệ An sớm ban hành văn bản để đơn vị này có cơ sở triển khai các bước tiếp theo đối với số lô gỗ nói trên.

Trước đó, các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An cũng đã phát hiện số gỗ này nằm rải rác dọc sông, suối ở các các xã như Mỹ Lý, Keng Đu thuộc huyện Kỳ Sơn và Nhôn Mai thuộc huyện Tương Dương.

Đến ngày 11/11/2019, ông Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ký văn bản xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là lâm sản với khối lượng khoảng gần 400m3 gỗ do mưa lũ cuốn trôi đã được trục vớt trên địa bàn huyện Kỳ Sơn và Tương Dương.

Theo đó, toàn bộ số gỗ này đã ra thành phẩm dạng lóng, thanh thuộc các chủng loại Đinh Hương, số còn lại gồm Săng vì, Pơ Mu, Sa Mu… được tập kết dọc một số xã biên giới thuộc 2 huyện nói trên. Được biết, đây là những loại gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế rất cao.

Ông Lê Hồng Vinh giao cho Sở Tài chính tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan căn cứ vào các quy định hiện hành để xác định giá khởi điểm bán đấu giá đối với tài sản được xác lập sở hữu toàn dân đối với toàn bộ gần 400m3 gỗ.

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh Hóa: Bắt giữ 2.640m3p/gỗ quý không giấy tờ

    Thanh Hóa: Bắt giữ 2.640m3 gỗ quý không giấy tờ

    05:00, 23/03/2018

  • Lần thứ tư xét xử “kỳ án” vụ buôn gỗ trắc lớn nhất Miền Trung: Công lý đã đứng về lẽ phải

    Lần thứ tư xét xử “kỳ án” vụ buôn gỗ trắc lớn nhất Miền Trung: Công lý đã đứng về lẽ phải

    06:06, 24/08/2018

  • Lần thứ tư xét xử “kỳ án” vụ buôn gỗ trắc lớn nhất Miền Trung: Các bị cáo tiếp tục kêu oan

    Lần thứ tư xét xử “kỳ án” vụ buôn gỗ trắc lớn nhất Miền Trung: Các bị cáo tiếp tục kêu oan

    07:50, 15/08/2018

Tài sản toàn dân “dãi nắng, dầm mưa”

Được biết, toàn bộ số lô gỗ nói trên đã được trục vớt sau cơn bão số 3, số 4 vào thời điểm tháng 7 và tháng 8/2018.

Việc tập kết, trông coi cũng được các lực lượng chức năng phối hợp tham gia, trông coi suốt hơn 01 năm qua ở các xã tiếp giáp với nước bạn Lào.

Để “mục sở thị” toàn bộ lô gỗ quý nói trên, vào những ngày áp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, PV đã lên các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương để xác minh.

Riêng tại xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, chúng tôi thấy hàng trăm m3 gỗ tròn, thanh các loại được tập kết dọc khe suối tiếp giáp với nước bạn Lào. Từ trung tâm UBND xã Keng Đu, phải đi qua hàng chục Km đường đất đèo quanh co, khúc khủy mới vào được điểm tập kết gỗ.

Tại điểm tập kết gỗ ở Nhôn Mai, Tương Dương thì hàng chục m3 gỗ tròn Đinh Hương được một hộ dân trông coi, bảo vệ ngay khu vực sát Đồn Biên phòng Nhôn Mai suốt hơn 01 năm qua.

  Hầu hết các điểm tập kết gỗ quý sau khi được xác lập quyền sở hữu toàn dân đều được che đậy, bảo quản sơ sài rồi để “dãi nắng dầm mưa” suốt hơn một năm qua.

Theo định vị trên bản đồ thì để vào được các điểm tập kết gỗ nói trên phải đi quãng đường trên dưới 300km từ Tp Vinh. Chính vì vậy, khó có ai có thể dám chắc được rằng, toàn bộ gỗ quý này sẽ được bảo vệ, canh trực ra sao khi ở xa trung tâm hành chính các địa phương.

Điều đáng quan tâm là hầu hết các điểm tập kết gỗ quý sau khi được xác lập quyền sở hữu toàn dân đều được che đậy, bảo quản sơ sài rồi để “dãi nắng dầm mưa” suốt thời gian qua. Và, câu trả lời về số phận lô gỗ quý ở đây trước đó ai được phép trục vớt, quản lý… vẫn đang là ẩn số.

Trước những thắc mắc của PV về tiến độ xử lý, hoàn thiện hồ sơ để gần 400m3 gỗ quý nói trên không bị hư hỏng, lãng phí thì ông Trần Việt Dũng – Phó giám đốc Sở Tài chính nói rằng sẽ kiểm tra phòng chuyên môn phụ trách về tiến độ.

Vậy nhưng, đến thời điểm những ngày cuối tháng 01/2020, số phận của gần 400m3 gỗ quý đang tập kết rải rác ở các xã biên giới thuộc Tương Dương, Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An vẫn chưa thể định đoạt.

Trong khi đó, đại diện phòng quản lý giá (Sở Tài chính) thì trả lời rằng hiện nay hồ sơ thủ tục vẫn đang được đơn vị đốc thúc các cơ quan liên quan để bổ sung, hoàn chỉnh.

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin!

Nhóm PV