Lần thứ tư xét xử “kỳ án” vụ buôn gỗ trắc lớn nhất Miền Trung: Công lý đã đứng về lẽ phải

Diendandoanhnghiep.vn Chiều ngày 23/8, TAND TP.Đà Nẵng đã tuyên án vụ án “buôn lậu” gỗ trắc lớn nhất Miền Trung.

Quang cảnh phiên tòa xét xử kỳ án

Quang cảnh phiên tòa xét xử kỳ án "buôn lậu" gỗ trắc lớn nhất Miền Trung.

Vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm lần thứ tư vào ngày 14/8. Sau 6 ngày xét xử và 2 ngày nghị án, chiều ngày 23/8, HĐXX TAND TP.Đà Nẵng đã tuyên phạt ông Trương Huy Liệu, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Ngọc Hưng 1 năm 16 ngày tù giam, bằng với thời gian tạm giam; tuyên phạt bà Trần Thị Dung (vợ ông Liệu), Giám đốc Công ty Ngọc Hưng 9 tháng tù cho hưởng án treo về tội buôn lậu theo điều 188 BLHS 2015; tuyên phạt các bị cáo Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành (nguyên cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Cửa Việt - Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị) 9 tháng tù cho hưởng án treo;  Đỗ Danh Thắng (nguyên Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng - Cục Hải quan TP Đà Nẵng) 6 tháng tù, cho hưởng án treo về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 285 BLHS 1999.

HĐXX cũng đề nghị Bộ Công an làm rõ trách nhiệm của cán bộ điều tra về việc có đơn tố cáo ép cung, nhục hình đối với người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan Trần Đình Quang- người đã tự tử để lại di thư tố cáo. Đồng thời, căn cứ Điều 18, 153, 326 BLTTHS 2015: Khởi tố vụ án về việc xâm phạm hoạt động tư pháp vì Cơ quan điều tra đã cho bán vật chứng ngay trong quá trình điều tra là vi phạm nghiêm trọng tố tụng và gây khó khăn cho công tác xét xử. Bên cạnh đó, HĐXX cũng đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét trách nhiệm của công chức Hải quan bắt giữ lô hàng này nhưng không lập biên bản và kê khai rõ chủng loại khối lượng lô hàng là vi phạm quy định pháp luật.

HĐXX không chấp nhận đề nghị của VKS về việc trừ phần tạm ứng hơn 3 tỷ đồng trong số tiền bán vật chứng để trả chi phí cho công tác điều tra, trả thêm tiền làm ngoài giờ cho cán bộ điều tra vì không có quy định nào cho phép và hơn nữa số tiền 2 trên 3 tỷ đồng này đã được Cục điều tra chống buôn lậu Hải quan quyết toán vào chi thường xuyên của đơn vị mình rồi. HĐXX cũng đề nghị Cơ quan thi hành án trả lại cho Cty Ngọc Hưng số tiền bán đấu giá vật chứng hơn 62 tỷ đồng và tài sản cá nhân của ông Liệu.

Vụ án đã kéo dài gần 7 năm.

Vụ án đã kéo dài gần 7 năm.

HĐXX nhận định về vụ án: “Theo cáo trạng của VKS cáo buộc thì Cty Ngọc Hưng đã đã làm giả bộ hồ sơ nhập khẩu số 1505/NK/KD/BO33 ngày 17/12/2011 để nhập khẩu lậu gỗ từ Lào vào Việt Nam. Sau đó, Cty Ngọc Hưng sử dụng bộ hồ sơ này để xuất khẩu lậu gỗ từ Việt Nam đi Trung Quốc cho Công ty East Well, theo Tờ khai số 849/XK/KD/C32D ngày 19/12/2011”.

Tuy nhiên, từ kết quả của Cơ quan điều tra, tranh luận tại phiên tòa và quá trình nghiên cứu, thu thập chứng cứ, tài liệu, HĐXX nhận thấy chưa đủ căn cứ để cáo buộc Cty Ngọc Hưng làm giả hồ sơ nguồn gốc gỗ để nhập khẩu vào Việt Nam. Mặt hàng gỗ trắc, gỗ hương cũng không thuộc danh mục cấm nhập khẩu và không thuộc danh mục phải xin phép Bộ Công Thương. Liên quan đến làm giả hồ sơ xuất khẩu, kết quả điều tra cho thấy 2 ngày sau nhập khẩu Cty Ngọc Hưng đã làm thủ tục thông quan, khai thuế xuất khẩu theo quy định tại Chị cục Hải quan Cảng Cửa Việt theo đúng quy định.

Cơ quan điều tra cho rằng Cty Ngọc Hưng làm giả hồ sơ xuất khẩu và đã yêu cầu tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả. Trong khi Công ty Trung Quốc ký kết mua lô gỗ của Cty Ngọc Hưng đã thông qua Đại sứ quán Trung Hoa khiếu nại vì đến nay chưa nhận được hàng. Từ những cơ sở trên cho thấy hợp đồng xuất nhập khẩu của Cty Ngọc Hưng là hợp đồng có thật và có thực hiện thủ tục Hải quan, khai báo thuế.

Tuy nhiên, theo tờ khai Hải quan do Cty Ngọc Hưng tự khai lô gỗ có khối lượng 535,8 m3 gỗ trắc, không có gỗ hương, trong đó gồm có 180,380m3 trắc xẻ, 39,654m3 trắc tròn và 315,456m3 trắc tròn tận dụng gốc cành ngọn nhưng theo biên bản khám xét, kiểm tra hàng ngày của tổ kiểm tra có ghi nhận có loại gỗ nghi không phải gỗ trắc và đã tổng hợp được khối lượng 21,506 m3 với đơn giá tính tại thời điểm đó là 22 triệu đồng/m3 gỗ hương xẻ và 12.500.000đồng/m3 gỗ hương tròn thì tổng trị giá của 21,506 m3 gỗ hương nhập khẩu, xuất khẩu không khai báo là 471.602.500 đồng. Cty Ngọc Hưng và cá nhân ông Trương Huy Liệu, Trần Thị Dung phải chịu trách nhiệm về hành vi buôn lậu 21,506 m3 gỗ hương này. Về 867 sản phẩm gỗ trắc không phải thành phẩm mà chỉ là tận dụng gốc cành ngọn, do đó chưa đủ cơ sở quy kết buôn lậu sản phẩm gỗ.

Nhóm bị cáo cán bộ Hải quan Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành và Đỗ Danh Thắng do chưa làm hết trách nhiệm của mình, vi phạm quy trình kiểm hóa theo quy định của ngành Hải quan nên dẫn đến hậu quả là không phát hiện ra hành vi buôn lậu 21,506 m3 gỗ hương của Cty Ngọc Hưng, gây thiệt hại về tiền thuế cho nhà nước hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, do cơ quan chức năng phát hiên kịp thời, khối lượng gỗ hương nhập lậu chưa được xuất đi nên chưa gây thiệt hại.

Đây là lần thứ tư TAND TP Đà Nẵng đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm sau 3 lần trả hồ sơ điều tra bổ sung và nhiều lần tạm hoãn phiên tòa vì nhiều lý do. Vụ án Công ty TNHH MTV Ngọc Hưng (gọi tắt Công ty Ngọc Hưng - có trụ sở tại tỉnh Quảng Trị) đã kéo dài gần 7 năm với 2 doanh nhân, 3 cán bộ công chức Hải quan của tỉnh Quảng Trị và Đà Nẵng bị khởi tố. Điều mà dư luận quan tâm là trong lúc vụ án đang trong quá trình điều tra thì Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh- nguyên là  Thủ trưởng Cơ quan điều tra-Bộ Công an đã chỉ đạo bán tang vật của vụ án với mức thấp hơn nhiều so với giá trị thật của lô gỗ này theo định giá của giới chuyên kinh doanh mặt hàng này. Liên quan đến vụ án này, một nhân viên của doanh nghiệp Ngọc Hưng đã tự tử và để lại di thư cho rằng không chịu được sức ép vì liên tục bị cơ quan điều tra triệu tập.

Trong phần luận tội vào ngày xét xử thứ tư, VKS đề nghị mức hình phạt cho các bị cáo cao nhất đến 14 năm tù.

Trong phần luận tội vào ngày xét xử thứ tư, VKS đề nghị mức hình phạt cho các bị cáo cao nhất đến 14 năm tù.

Trong 3 cáo trạng của VKSNDTC, đều quy kết: “ông Trương Huy Liệu chỉ đạo nhân viên Công ty Ngọc Hưng làm giả hồ sơ, tài liệu, sau đó sử dụng bộ hồ sơ này để nhập khẩu, xuất khẩu 614,672 m3 gỗ không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật, trị giá 63.619.706.500 đồng.

Bà Trần Thị Dung với vai trò là Giám đốc, đại diện pháp luật của Công ty đã có hành vi ký các hồ sơ, giấy tờ giả mạo để làm thủ tục nhập khẩu, giúp sức cho chồng thực hiện hành vi buôn lậu.

Các bị cáo khác như ông Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành được giao nhiệm vụ kiểm hoá lô hàng xuất khẩu “đã không làm đầy đủ trách nhiệm được giao”; ông Đỗ Danh Thắng cũng “không làm hết trách nhiệm” gây thất thu, thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền thuế Công ty Ngọc Hưng không nộp hơn 1,8 tỷ đồng nên cả ba đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự...".

Trong phần luận tội và đề nghị mức hình phạt trong phiên tòa lần này, Đại diện VKS đã đề mức hình phạt khá cao 3-14 năm tù giam đối với các bị cáo trong vụ án này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714952850 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714952850 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10