Minh bạch để cổ phần hóa hiệu quả

Tuấn anh - Thy Hằng 28/07/2018 06:00

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh: tuy số tiền bán vốn các DNNN tăng mạnh, nhưng việc CPH chưa thực sự hiệu quả.

Trên thực tế, mặc dù năm 2018 này được xem là năm cao điểm về cổ phần hóa, nhưng con số 19/85 doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá và 10/181 doanh nghiệp thoái vốn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2018 đã cho thấy hiệu quả của công tác cổ phần hoá, thoái vốn DNNN vẫn còn là câu hỏi ngỏ.

p/Các doanh nghiệp lớn tiêu biểu dự kiến thoái vốn nhà nước trong năm 2018

Các doanh nghiệp lớn tiêu biểu dự kiến thoái vốn nhà nước trong năm 2018

Loay hoay bán vốn

Theo phương án được phê duyệt, vốn điều lệ của 19 doanh nghiệp này là hơn 22.000 tỷ đồng. Đã IPO và bán cho cổ đông chiến lược 16 doanh nghiệp, thu về hơn 22.400 tỷ đồng. Như vậy, tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 28.000 tỷ đồng, trong đó thu từ cổ phần hóa 22.457,29 tỷ đồng, thu từ thoái vốn 5.598 tỷ đồng; lũy kế đến nay, tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt khoảng: 198.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị, các Bộ ngành địa phương khẩn trương, quyết liệt thực hiện việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, bảo đảm hoàn thành cao nhất kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (bao gồm cả các doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch năm 2017 chuyển sang); bảo đảm số thu về ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội giao; đặc biệt phải kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập phát sinh trong triển khai thực hiện.

Phó Thủ tướng đề nghị, Thường trực Ban chỉ đạo cần phối hợp với các bộ tổng hợp, rà soát, điều chỉnh kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn để “định vị” kế hoạch bổ sung, làm căn cứ đánh giá kế hoạch thực hiện, trên tinh thần là không chạy theo tiến độ, lấy thực chất là chính, tránh chuyện dồn ép mà không đạt hiệu quả tối đa. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Chúng ta không thể hi sinh chất lượng đổi lấy tiến độ, cuối cùng vẫn là lợi ích thu được từ công tác cổ phần hóa và sau khi cổ phần hóa công tác quản trị của doanh nghiệp tiến triển ra sao và hoạt động hiệu quả".

Giám sát sao cho hiệu quả

Danh tính doanh nghiệp không tuân thủ quy định về đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán dành cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa sẽ phải được công khai. Bởi, nếu các doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn dấu mặt, cón né tránh việc tuân thủ các điều kiện để niêm yết, thì mục tiêu thoái vốn Nhà nước với hiệu quả cao nhất theo nguyên tắc thị trường sẽ không thể đạt được.

Có thể bạn quan tâm

  • Có sự chờ đợi chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban Quản lý vốn khiến cổ phần hoá DNNN

    Có sự chờ đợi chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban Quản lý vốn khiến cổ phần hoá DNNN "ì ạch"

    15:08, 25/07/2018

  • 6 tháng đầu năm 2018, cổ phần hoá và thoái vốn DNNN đạt 28.000 tỷ đồng

    6 tháng đầu năm 2018, cổ phần hoá và thoái vốn DNNN đạt 28.000 tỷ đồng

    09:19, 25/07/2018

  • Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Nên bán vốn khôn ngoan và có chiến lược

    Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Nên bán vốn khôn ngoan và có chiến lược

    14:00, 24/07/2018

  • Bộ Công Thương đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa

    Bộ Công Thương đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa

    11:11, 09/07/2018

Cách đây vài tháng, Bộ KHĐT đã đưa ra con số “giật mình”, đó là khoảng 357/622 doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện công bố thông tin. Mặc dù trong Nghị định 81/2015/NĐ-CP đã nêu rất rõ rằng các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, các công ty con do doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

Nhưng có lẽ điều đáng buồn hơn cả là những doanh nghiệp được “bêu” tên lại đều là những “con cưng” một thời của nền kinh tế như: Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc…

Vì vậy, đề xuất áp dụng thử nghiệm hệ thống quản lý trực tuyến doanh nghiệp Nhà nước của “siêu uỷ ban” sẽ góp phần minh bạch thông tin. Và một điều quan trọng nữa là từ nay các dữ liệu về quản trị doanh nghiệp Nhà nước sẽ được đồng nhất từ Trung Ương đến địa phương theo một chuẩn mực quản trị hiện đại của thông lệ quốc tế.

Chắc chắn, sẽ không còn cảnh thiếu sự thống nhất về số liệu giữa các cơ quan có liên quan trong thống kê tài sản doanh nghiệp Nhà nước. Mà hệ luỵ của sự thiếu thống nhất này chính là việc không đủ công cụ thông tin để làm tốt chức năng giám sát, cảnh báo rủi ro cũng như điều chỉnh chính sách kịp thời cho phù hợp với thực tế.

Và đây cũng cũng là con đường minh bạch nhất, đảm bảo mục tiêu thoái vốn nhà nước theo giá thị trường. Bài học trong thoái vốn với mức giá cao hơn sau khi niêm yết của Sabeco... vẫn còn nguyên giá trị.

Ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội: Hướng dẫn cụ thể để xác định giá trị doanh nghiệp

Hà Nội đang rà soát từng doanh nghiệp để có phương án, trình Thủ tướng xem xét điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa sao cho phù hợp với địa phương, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực nhạy cảm. Cùng với đó, xác định giá trị văn hóa, xác định giá trị quyền sử dụng đất đối với đất thuê trả tiền hàng năm… còn chưa có hướng dẫn, khiến các đơn vị còn thực hiện khác nhau, kéo dài thời gian cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp. Do đó, đề nghị các bộ ngành liên quan như Bộ Tài Chính có thông tư hướng dẫn để thành phố tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần.


TS Nguyễn Quang Trung, Giảng viên cấp cao của Đại học RMIT Việt Nam: Mức độ sẵn sàng của các DNNN còn thấp

Bằng chứng là nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt hành chính, thay vì cổ phần hóa và đưa cổ phiếu lên sàn. Quá trình cổ phần hóa rõ ràng vẫn còn sự do dự, chần chừ từ một số người có ảnh hưởng lớn tới các nhà hoạch định chính sách. Bản thân các quy định về thời gian và giá khởi điểm cũng gây nhiều khó khăn. Thời gian phê duyệt thủ tục và công bố giá trị doanh nghiệp hiện quá dài, trong khi thời gian từ lúc công bố bản cáo bạch đến thời điểm IPO lại quá ngắn khiến nhiều nhà đầu tư bên ngoài không đủ thời gian tham gia.

Tuấn anh - Thy Hằng