Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Nên bán vốn khôn ngoan và có chiến lược

Diendandoanhnghiep.vn Chúng ta hay nói doanh nghiệp nhà nước là một món hàng "hời" nhưng qua nhiều lần cổ phần hóa không bán được thì việc nhận xét có “hời” hay không còn tùy thuộc vào sự quan tâm của nhà đầu tư.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, trong 6 tháng đầu năm 2018, có 8 DNNN được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Con số này quá nhỏ so với kế hoạch ít nhất 85 doanh nghiệp nhà nước phải hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2018. Có thể thấy, tốc độ cổ phần hóa, thoái vốn của DNNN trong khoảng thời gian này đang chậm lại. 

Tình hình thoái vốn cũng tương tự, 6 tháng mới có 5 đơn vị thực hiện, thoái được 2.506 tỷ đồng vốn, thu về 6.458 tỷ đồng so với kế hoạch 181 doanh nghiệp phải thực hiện trong năm nay.

Nhưng nếu tính lũy kế thì cũng mới có 16 doanh nghiệp trong số 316 phải thoái vốn trong 2 năm 2017-2018 theo Quyết định số 1232 /2017/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020.

trong 6 tháng đầu năm 2018, có 8 DNNN được phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, có 8 DNNN được phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Theo báo cáo của Công ty AVM công bố mới đây, năm 2017, nhà nước thực hiện cổ phần hóa tại 40 doanh nghiệp. Trong số đó đáng chú ý có những doanh nghiệp quy mô lớn cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán ngay sau đó như PVOil, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn... Theo kế hoạch, năm 2018, chính phủ sẽ tiếp tục cổ phần hóa 64 doanh nghiệp.

Về thoái vốn nhà nước, giá trị thoái vốn năm 2017 đạt đỉnh với giá trị thu về 140.000 tỷ đồng. Kết quả này có được chủ yếu là từ hai thương vụ thoái vốn tại Sabeco và Vinamilk.

Yếu tố thành công ở hai thương vụ này ở chỗ đây là hai công ty đầu ngành trong lĩnh vực sữa và sản xuất bia, đồng thời nhà nước đã mạnh dạn giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần (dưới 51%) và tổ chức đấu thầu minh bạch.

Tuy nhiên, kết quả đạt được từ cổ phần hóa và thoái vốn không đồng đều. Nhiều thương vụ cổ phần hóa và thoái vốn đã không đạt được mục tiêu như kỳ vọng. Điển hình như thương vụ IPO Becamex IDC chỉ thu về 588 tỷ đồng so với giá trị 9.650 tỷ đồng dự kiến. Các thông tin nhà nước nắm tỷ lệ vốn lớn trong thời gian quá dài, tình hình nợ vay, triển khai dự án chậm... là những nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư không quyết định mua cổ phần Becamex IDC.

Một trường hợp khác là Tổng công ty Sông Đà, dù kế hoạch bán đấu giá 219,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 48,82% vốn) với giá khởi điểm 11.000 đồng/cp, nhà nước sẽ năm 51% đến 2019. Tuy nhiên phiên đấu giá gần 220 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng Công ty Sông Đà, chỉ có 790.900 cổ phần được bán thành công, tương đương 0,35% lượng chào bán, Nhà nước chỉ thu về gần 9 tỷ đồng.",  báo cáo nhận định.

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, trên thị trường M&A, các thương vụ lớn nổ ra không được quyết định bởi nhà đầu tư hay các nhà làm chính sách. Nhiều trường hợp chúng ta không thể bán được do không có nhà đầu tư, không bán với giá hợp lý hay nhà đầu tư không quan tâm vào một thời điểm nhất định.

"Đôi khi chỉ nhìn nhận thị trường M&A từ góc độ chính sách thì chỉ là dự đoán. Tôi cho rằng quan trọng nhất là người mua thực sự có quan tâm hay không", ông Hiếu cho biết.

Ông Hiếu cũng thông tin thêm: "Chúng ta hay nói doanh nghiệp nhà nước là một món hàng "hời" nhưng qua nhiều lần cổ phần hóa không bán được thì việc nhận xét có “hời” hay không thì ở từng giai đoạn khác nhau và tùy thuộc vào sự quan tâm của nhà đầu tư. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng và cần cổ phần hóa theo đúng kế hoạch và tiến độ căn cứ theo quyết định 58 về cổ phần hóa. Khi bán phần vốn nhà nước thì cũng nên bán một cách khôn ngoan và có chiến lược. Không có nghĩa khi chúng ra ra một kế hoạch về cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước mà ngay ngày hôm sau “quẳng” hết ra chợ bán bằng mọi giá. Cổ phần hóa không có nghĩa sẽ bán ào ào."

Theo ông Hiếu, sự ra đời của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước sẽ giúp việc bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước có chiến lược tập thể, dài hạn hơn.

Hiện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước khá phân mảnh. Mỗi chủ sở hữu có mục tiêu, quan tâm, lợi ích khác nhau. Sự phân mảnh đó đôi khi không thành cộng hợp có lợi mà sẽ triệt tiêu nhau. Khi có một ủy ban thống nhất chung quản lý có hệ thống toàn bộ phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp cộng với việc bán cổ phần với một chiến lược khôn ngoan sẽ mang lại lợi ích cao nhất. Đôi khi, bán một cách khôn ngoan, biết "làm hàng" thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều”, ông Hiếu nói.

Cùng nhìn nhận về vấn đề này, ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Công ty Deloitte Việt Nam, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần đi vào thực chất hơn là hình thức hiện nay.

"Trước đây, nếu nhìn vào những thương vụ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp lớn chỉ bán 3-5% cổ phần nên sức hấp dẫn đã giảm đi rất nhiều. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ đi vào doanh nghiệp không có quyền hành gì trong doanh nghiệp, sau khi cổ phần hóa, doanh nghiệp mới là doanh nghiệp nhà nước đổi thành công ty cổ phần nhưng thực chất công ty đó vẫn hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước. Về chất là không có gì thay đổi nên độ hấp dẫn kém.", ông Thinh cho biết. 

Ông Thinh cũng khẳng định thị trường M&A tương lai gần vẫn là cuộc chơi chính của đại gia ngoại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Nên bán vốn khôn ngoan và có chiến lược tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714405791 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714405791 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10