Tài chính doanh nghiệp

Công ty "chưa bao giờ lỗ" của HBC cổ phần hóa, chưa vội lên đại chúng

Lê Mỹ 30/11/2024 11:27

Trong "Dòng chảy" gần 30 năm lịch sử, Sơn Hòa Bình chưa bao giờ lỗ kể cả lúc Covid-19 lẫn khủng hoảng kinh tế, thị trường khó khăn...

Đây là chia sẻ của ông Lê Viết Hưng - Cố Vấn Ban TGĐ Tập Đoàn Xây Dựng Hoà Bình, đồng sáng lập CTCP Sơn & Chất phủ Hoà Bình.

1. Ông Lê Viết Hưng, Cố Vấn Ban TGĐ Tập Đoàn Xây Dựng Hoà Bình đồng sáng lập CTCP Sơn & Chất phủ Hoà Bình chia sẻ về định hướng thương mại cổ phần hóa
Ông Lê Viết Hưng, Cố Vấn Ban TGĐ Tập Đoàn Xây Dựng Hoà Bình đồng sáng lập CTCP Sơn & Chất phủ Hoà Bình chia sẻ về định hướng thương mại cổ phần hóa

Ông Hưng cho biết Sơn Hòa Bình được thành lập từ cơ sở thi công sơn đá, ra đời vào năm 1995, chính thức thành lập tư cách pháp nhân vào năm 2001.

Với đặc thù hoạt động kinh doanh "ngược" với thị trường, đi từ cung cấp sơn đá rồi mới đến sơn nước, hiện nay có thêm dòng sơn nước chỉ phủ 1 bước thay vì 2 bước so với các nhãn hàng khác trên thị trường, nên công ty đã rút ngắn được thời gian thi công, tiết kiệm chi phí cho nhà thầu, đảm bảo cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Theo đó, không chỉ trong suốt lịch sử hoạt động công ty chưa giờ lỗ, chỉ có lãi ít hoặc nhiều, mà Sơn Hòa Bình dự kiến đến 2025, sẽ đóng góp và tăng trưởng doanh thu vượt trội.

Dựa trên nền tảng phát triển gần 30 năm, Sơn Hòa Bình đã có bước chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần, với vốn góp của công ty mẹ - sáng lập Hòa Bình Group, để lấy đà tăng tốc chuyển đổi toàn diện. "Tương lai chúng tôi hướng đến sẽ trở thành công ty đại chúng. Chúng tôi mời gọi những ai quan tâm trở thành cổ đông để cùng nhau phát triển, làm giàu trong tương lai", ông Hưng chia sẻ.

Phát biểu từ cương vụ Chủ tịch HĐQT Sơn Hòa Bình, ông Lê Viết Hiếu nhấn mạnh, cột mốc chuyển đổi cổ phần của Sơn Hòa Bình sẽ không chỉ dừng lại ở phát triển sản phẩm mới mà sẽ còn vươn ra xa hơn nữa trong tương lai gần - không phải tương lai xa, đó là cùng Hòa Bình Group đi đến Campuchia, Mỹ, Úc, Trung Đông...

Được biết, đây là các thị trường "xuất khẩu xây dựng" trong chiến lược trọng điểm của Hòa Bình Group (HoSE: HBC). Trong thời gian gần đây, HBC liên tục trúng thầu các dự án lớn. Đặc biệt đầu 2024, Công ty đã chính thức nhận được thư trúng thầu 5 dự án xây dựng nhà ở xã hội của Bộ đất đai, Công trình công cộng, Nhà ở và Phát triển đô thị Kenya – Vụ Nhà ở và Phát triển Đô thị tại Nairobi, Kenya với tổng giá trị 72 triệu USD - hiện thực chủ trương xây dựng các dự án ở nước ngoài.

Theo đó, chiến lược phát triển dựa trên "tam thể trụ" gồm 3 hoạt động sản xuất khép kín: sản xuất - thi công - kinh doanh của Sơn Hòa Bình trước đây, nay cũng được định hướng mở rộng thành sản xuất - thi công - kinh doanh nhằm mang lại nhiều giá trị hơn cho nhà đầu tư và khách hàng.

2. Ông Nguyễn Quang Huy - Tổng Giám Đốc kiêm Phó Chủ Tịch HĐQT CTCP Sơn & Chất phủ Hoà Bình - chia sẻ về định hướng kinh doanh của trong thời gian tới
Ông Nguyễn Quang Huy - Tổng Giám Đốc kiêm Phó Chủ Tịch HĐQT CTCP Sơn & Chất phủ Hoà Bình: Công ty cổ phần hóa nhưng không vội đại chúng

Trên thị trường, theo ông Nguyễn Quang Huy - Phó Chủ tịch kiêm TGĐ Sơn Hòa Bình, Cty cũng đang đến những phương thức kinh doanh để tạo lợi nhuận và giá trị riêng. Không chỉ dự kiến nâng công suất lên 25.000 tấn từ 8.000 tấn tại nhà máy sản xuất, các phương thức OEM cũng được chú trọng khai thác. Qua đó, vừa khẳng định năng lực gia công sản phẩm theo tiêu chuẩn cao, vừa đóng góp mang doanh thu và Cty và tập đoàn mẹ.

"So với mốc 2018, hiện chúng tôi tăng doanh số gấp 3 lần, tăng lợi nhuận gấp 3 lần, tăng nhân sự gấp 3 lần. Chúng tôi cổ phần hóa nhưng chưa vội lên đại chúng, M&A. Chỉ khi nào thị trường công nhận sự có mặt của Sơn Hòa Bình như một phần không thể thiếu, khi đó chúng tôi sẽ là công ty đại chúng và M&A", ông Huy cho biết thêm tại buổi công bố định hướng chiến lược mới, thay đổi trong tên định danh – hình thức tổ chức – logo nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Được biết, Sơn Hòa Bình có vốn điều lệ 7 tỷ đồng; cùng với cột mốc hình thức doanh nghiệp được chuyển đổi từ TNHH sang CTCP kể từ ngày 28/10/2024 vừa qua, nâng lên hơn 7,5 tỷ đồng. Trong đó CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (UPCoM: HBC) là công ty mẹ với tỷ lệ sở hữu 92,86%, hai Thành viên HĐQT HBC là ông Huỳnh Hữu Tốt và ông Lê Viết Hưng lần lượt nắm 5,48% và 1,66% còn lại. Ông Lê Viết Hiếu là đại diện phần vốn góp của HBC và giữ vai trò Chủ tịch HĐQT HBP.

Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tạo thuận lợi cho Công ty ký hợp đồng gia công với các đối tác lớn trong nước và quốc tế. Công ty cũng đổi mới tên định danh nhằm thể hiện việc bổ sung lĩnh vực vật liệu phủ, bên cạnh thế mạnh hiện hữu về ngành sơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Công ty "chưa bao giờ lỗ" của HBC cổ phần hóa, chưa vội lên đại chúng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO