Vinachem: Nợ 310 tỷ đồng, trả 50 triệu đồng
Theo Vinachem, trong tháng 6/2018, số tiền phải trả VDB là 310,76 tỷ đồng và 213,2 nghìn USD (gồm tiền gốc, lãi phát sinh của tháng 6 và nợ gốc, lãi quá hạn chưa trả từ tháng 1 đến tháng 5/2018).
Tuy nhiên, tính đến ngày 27/6/2018, tập đoàn chỉ trả được 50 triệu đồng và 200 USD nợ gốc. Số tiền gốc và lãi (bao gồm cả nợ gốc và lãi quá hạn) chưa trả là 310,71 tỷ đồng và 213.000 USD.
Chỉ đủ sức trả…50 triệu và 200 USD
“Do tình hình tài chính của tập đoàn hiện nay rất khó khăn, tập đoàn không có khả năng thu xếp nguồn tiền để trả nợ các khoản vay đến hạn cho VDB trong năm 2018. Tập đoàn chỉ thu xếp để trả VDB được một phần nợ gốc tương đương với phần nợ gốc tập đoàn đã trả VDB trong năm 2017”, văn bản của Vinachem cho hay.
Trong văn bản gửi Bộ Công Thương, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết đơn vị này không có đủ khả năng thanh toán đủ nợ đúng hạn khoản vay đầu tư dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Được biết, để thực hiện dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, Vinachem đã ký 2 hợp đồng vay vốn tín dụng với VDB gồm: Hợp đồng số 18/2008/HĐTD ngày 19/3/2008 và Hợp đồng số 01/2009/HĐTDĐT-NHPT ngày 20/5/2009 cùng với đó là các phụ lục hợp đồng, văn bản sửa đổi bổ sung của 2 hợp đồng trên. Tổng số tiền đã giải ngân là 4.656 tỷ đồng và 2.598.778 USD. Dư nợ gốc của 2 hợp đồng tín dụng nêu trên đến ngày 30/5/2018 là 2.658 tỷ đồng và 1,69 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm
Vinachem đã qua “cửa tử”?
05:30, 08/08/2018
QBS thoái toàn bộ vốn tại DAP-Vinachem
04:26, 28/06/2018
Vinachem lại xin “khoanh nợ”
00:45, 24/06/2018
Vinachem sẽ không cứu Đạm Ninh Bình kiểu “con dại cái mang”
08:00, 25/05/2018
4 dự án sản xuất phân bón Vinachem: Một "điểm sáng", ba "điểm tối"
06:00, 09/05/2018
DAP – Vinachem “hồ hởi” báo lãi… kỹ thuật
07:31, 28/04/2018
"Cửa" thoát hiểm nào cho Vinachem?
06:00, 09/01/2018
Nhìn lại chặng đường “hoạt động” của Vinachem, năm 2016 sẽ là cột mốc khó quên của doanh nghiệp này. Việc 4 công ty con trong ngành phân bón thua lỗ cả ngàn tỷ đã biến Vinachem từ đơn vị làm ăn có lãi thành “con nợ” của Ngân hàng và “ôm” khoản lỗ lũy kế cả trăm tỷ đồng.
Năm 2016, Vinachem ghi nhận doanh thu thuần 38.887 tỷ đồng, giảm 4% so với năm 2015, trong khi giá vốn hàng bán lại tăng gần 3%, khiến lãi gộp của Vinachem chỉ ở mức 5.600 tỷ đồng, giảm 29% so với năm trước. Mặt khác, các chi phí trong kỳ đều giữ ở mức cao khiến Vinachem báo lỗ ròng lên tới 1.337 tỷ đồng và xóa đi toàn bộ thành quả những năm trước đó. Công ty phải ghi nhận khoản lỗ lũy kế 1.348 tỷ đồng.
Bộ... "tứ bất tử”
Điều đáng chú ý, nguyên nhân gây ra thua lỗ chủ yếu đến từ 4 đơn vị thành viên là CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, CTCP DAP - Vinachem; CTCP DAP số 2 - Vinachem, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình với tổng khoản lỗ phát sinh từ 4 đơn vị trên lên tới hơn 3.000 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ của “bộ tứ” phân bón này xuất phát từ tình trạng chung của thị trường phân bón và gánh nặng đầu tư của các doanh nghiệp. Năm 2016 là giai đoạn thị trường phân bón đã bước vào bão hòa, cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành cùng với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã kéo giá phân đạm giảm sâu. Trong khi đó, nguồn cung phân đạm Việt Nam gia tăng do các đơn vị đầu tư mở rộng năng suất tại các nhà máy, dẫn đến thừa cung trên thị trường.
Mặt khác, khi các nhà máy đi vào hoạt động phải chịu gánh nặng chi phí khấu hao cùng với lãi vay lớn đã tạo áp lực lên doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2016, Vinachem đang phải “gánh” khoản nợ 29.573 tỷ đồng, chiếm 79% nợ phải trả. Trong đó, nợ vay ngắn hạn ở mức 10.888 tỷ đồng và nợ vay dài hạn 18.685 tỷ đồng, lần lượt chiếm 37% và 63% cơ cấu nợ vay.
Bình luận trước việc Vinachem đề nghị tăng vốn, giãn nợ, xin ngân sách cấp phát trả nợ… thì phần lớn các đề xuất này đều không nhận được sự đồng tình từ dư luận. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, giải pháp tốt nhất là cho phá sản, đóng cửa các nhà máy thua lỗ của Vinachem chứ Chính phủ không nên đổ thêm tiền vào các “vũng lầy nợ đọng” đó nữa.