Vinachem đã qua “cửa tử”?

Nguyễn Việt 08/08/2018 05:30

Lợi nhuận hợp nhất của Vinachem đạt 306 tỷ đồng trong quý II, lũy kế 6 tháng đạt 402 tỷ đồng, bằng 62,6% kế hoạch năm và gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Nhìn vào báo cáo khả quan như vậy của Vinachem, nhưng ít ai có thể tưởng tượng rằng, một thời tập đoàn này đã ở trong tình trạng bi đát bởi hàng loạt những bất ổn nội tại.

Nhìn vào báo cáo khả quan là như vậy của Vinachem, nhưng ít ai có thể tưởng tượng rằng, một thời tập đoàn này đã ở trong tình trạng bi đát bởi hàng loạt những bất ổn nội tại.

Thông tin trên được công bố tại Hội nghị giao ban đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của quý II và 6 tháng đầu năm 2018, triển khai nhiệm vụ công tác quý III/2018 của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem).

Lợi nhuận 6 tháng tăng 3,5 lần

Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế của Tập đoàn trong quý II ước đạt 12.421 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng 23.364 tỷ đồng, bằng 50% so với kế hoạch năm và tăng 10% cùng kỳ năm trước.

Doanh thu quý II ước đạt 13.174 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng 24.554 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm. Lợi nhuận hợp nhất 306 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đạt 402 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm và gấp 3,5 lần cùng kỳ

6 tháng đầu năm, Vinachem sản xuất và cung ứng cho thị trường 2,2 triệu tấn phân bón các loại; 1,5 triệu chiếc lốp ô tô; hơn 3,4 triệu chiếc săm lốp xe máy; 200 nghìn tấn chất giặt rửa và nhiều sản phẩm hoá chất phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.

Một số sản phẩm có sản lượng tăng so với cùng kỳ như phân chế biến tăng 9%, DAP tăng 42%, Ure tăng 10%, lốp ô tô tăng 18%, Amoniac thương phẩm tăng 70%, song vẫn còn các sản phẩm có sản lượng giảm như lân NPK, lốp xe đạp, quặng apatit ...

Đối với đầu tư xây dựng, giá trị thực hiện trong quý II ước đạt 256 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đạt 467 tỷ đồng, bằng 35,5% kế hoạch đầu tư xây dựng của năm. Giá trị thực hiện đầu tư xây dựng trong 6 tháng còn thấp là do nhiều dự án đầu tư mới của các đơn vị đang trong giai đoạn tổ chức lựa chọn nhà thầu hoặc đang tiến hành thiết kế nên giá trị thực hiện ở mức thấp; một số dự án chuyển tiếp có giá trị thực hiện chưa cao so với kế hoạch, …

Quý III, Vinachem đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 11.783 tỷ đồng, tăng 13%; lũy kế 9 tháng dự kiến 35.147 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017. Doanh thu 11.512 tỷ đồng, tăng 5%; lũy kế 9 tháng 36.067 tỷ đồng, tăng 7,9%.

Để đưa Vinachem “vượt khó” đi lên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng yêu cầu Tập đoàn cần đẩy mạnh, hoàn thiện khung giải pháp tháo gỡ các vấn đề của 4 dự án và phải coi đây là nhiệm vụ trong tâm của toàn Tập đoàn, phải khắc phục tâm lý sợ đầu tư hiện nay; tiếp tục hoàn thiện các quy chế quản trị của Tập đoàn; tăng cường liên kết giữa các đơn vị trong Tập đoàn; tích cực tham gia ngay từ đầu vào quá trình xây dựng chính sách của các cơ quan quản lý; quan tâm đặc biệt đối với vấn đề môi trường, an toàn hóa chất.

Có thể bạn quan tâm

  • QBS thoái toàn bộ vốn tại DAP-Vinachem

    QBS thoái toàn bộ vốn tại DAP-Vinachem

    04:26, 28/06/2018

  • Vinachem lại xin “khoanh nợ”

    Vinachem lại xin “khoanh nợ”

    00:45, 24/06/2018

  • Thanh tra Chính phủ

    Thanh tra Chính phủ "sờ" đến Vinachem

    06:00, 10/06/2018

  • Vinachem sẽ không cứu Đạm Ninh Bình kiểu “con dại cái mang”

    Vinachem sẽ không cứu Đạm Ninh Bình kiểu “con dại cái mang”

    08:00, 25/05/2018

  • 4 dự án sản xuất phân bón Vinachem: Một

    4 dự án sản xuất phân bón Vinachem: Một "điểm sáng", ba "điểm tối"

    06:00, 09/05/2018

  • DAP – Vinachem “hồ hởi” báo lãi… kỹ thuật

    DAP – Vinachem “hồ hởi” báo lãi… kỹ thuật

    07:31, 28/04/2018

  • "Cửa" thoát hiểm nào cho Vinachem?

    06:00, 09/01/2018

“Một thời” rơi vào tỉnh cảnh “bi ai”

Nhìn vào báo cáo khả quan là như vậy của Vinachem, nhưng ít ai có thể tưởng tượng rằng, một thời tập đoàn này đã ở trong tình trạng bi đát bởi hàng loạt những bất ổn nội tại. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2017, tổng số nợ của tập đoàn đã tăng “đột biến”, từ 666,3 tỷ đồng lên mức 38.130 tỷ đồng. Số nợ dài hạn của tập đoàn này cũng được ghi nhận ở mức 18.229 tỷ đồng. Số nợ ngắn hạn tăng từ 1.500 tỷ đồng lên 18.243 tỷ đồng.

Số liệu kiểm toán cũng cho thấy, Vinachem hiện có hơn 156,9 tỷ đồng tiền mặt và hơn 1.441 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Số tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn của tập đoàn này được ghi nhận ở mức hơn 706,4 tỷ đồng.

Các khoản nợ vay ngắn hạn đứng tên tập đoàn đều có liên quan đến các công ty thua lỗ nghìn tỷ này. Cụ thể, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đang vay tổng cộng hơn 558,5 tỷ đồng từ hai ngân hàng TMC Công thương Việt Nam và Ngoại thương Việt Nam.

Đạm Ninh Bình hiện nợ tổng cộng hơn 1.177 tỷ đồng của hai chi nhánh ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam và TMCP Ngoại thương trong khi dự án DAP Vinachem vay tổng cộng 126,9 tỷ đồng từ 5 chi nhánh ngân hàng khác nhau.

Công ty Cổ phần DAP số 2 Vinachem cũng báo nợ hơn 484 tỷ đồng tại 4 chi nhánh ngân hàng khác nhau. Một số đơn vị khác của ngành hóa chất cũng ghi nhận mức nợ lớn như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nợ 696,5 tỷ đồng; Công ty CP Phân bón miền Nam nợ tổng cộng hơn 413 tỷ đồng; Công ty Công nghiệp cao su miền Nam nợ hơn 1.360 tỷ đồng.

 Công ty CP Pin Acquy miền Nam nợ hơn 920 tỷ đồng. Về nợ dài hạn, Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có khoản nợ lên tới 7.480 tỷ đồng; DAP Vinachem nợ 205 tỷ đồng, Công ty CP DAP số 2 Vinachem nợ hơn 2.853 tỷ đồng trong khi Công ty mẹ-Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng đang nợ dài hạn hơn 6.962 tỷ đồng…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vinachem đã qua “cửa tử”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO