M&A “giúp” KIDO thoát khỏi “chiếc kén” của mình

Nguyễn Việt 15/08/2018 11:02

Thành công liên tiếp sau các thương vụ M&A đình đám, KIDO được đánh giá là 1 trong 10 doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu do Diễn đàn M&A Việt Nam bình chọn vừa diễn ra mới đây.

KIDO cho biết họ sẽ tiếp tục M&A và mở rộng hợp tác cho tham vọng lấp đầy gian bếp Việt.

KIDO cho biết họ sẽ tiếp tục M&A và mở rộng hợp tác cho tham vọng lấp đầy gian bếp Việt.

Thương vụ điển hình và thành công nhất mà KIDO thực hiện sau thời kỳ thoát khỏi “chiếc kén” của mình  sau quyết định chuyển nhượng toàn bộ mảng bánh kẹo Kinh Đô cho Tập đoàn Mondelēz International của Mỹ, phải nhắc đến dầu Tường An (TAC), thương hiệu dầu ăn hàng đầu có lịch sử hơn 40 năm tại Việt Nam.

Những thương vụ điển hình

Bỏ ra khoảng 1.000 tỷ đồng thâu tóm 65% cổ phần TAC, KIDO đã nắm trong tay một thương hiệu dầu ăn lâu đời với doanh số khoảng 4.000 tỉ đồng mỗi năm cùng với tài sản có giá trị. Nhưng trên hết, giá trị mà KIDO thu được đó là thương hiệu mạnh cùng mức độ hiện diện và có mặt trong gian bếp Việt, sự yêu mến của nhiều thế hệ gia đình Việt dành cho Tường An sau hàng chục năm.

Thành công ở KIDO là việc chuyển hóa Tường An từ một DN có hiệu quả ở mức trung bình đang từng bước được nâng cao. Chỉ sau 1 năm, Tường An đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong hiệu quả sản xuất kinh doanh. Doanh thu thuần năm 2017 đạt 4.338 tỷ đồng, tăng 9,0% so với năm 2016 và lợi nhuận trước thuế đạt 166 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với con số của thời kỳ trước đó.

Sau Tường An, KIDO tiếp tục thể hiện tham vọng dẫn đầu thị trường dầu ăn khi hoàn tất việc nâng tỷ lệ sở hữu lên 51% vốn điều lệ của Vocarimex (VOC) trong năm 2017 sau hơn 2 năm theo đuổi. Thương vụ tiêu tốn của KIDO ước tính khoảng 1.100 tỷ đồng để nắm 51% cổ phần VOC được cho là thương vụ rất hời của KIDO bởi VOC nắm giữ nhiều giá trị chưa được khai thác đúng tiềm năng. 

Có thể bạn quan tâm

  • Kido Foods thâm nhập phân khúc siêu cao cấp trong thị trường kem

    Kido Foods thâm nhập phân khúc siêu cao cấp trong thị trường kem

    06:49, 22/06/2018

  • KIDO chuyển hướng chiến lược

    KIDO chuyển hướng chiến lược

    06:09, 29/04/2018

  • Phó TGĐ tập đoàn Kido: Khởi nghiệp tự do nhưng có cái giá của nó!

    Phó TGĐ tập đoàn Kido: Khởi nghiệp tự do nhưng có cái giá của nó!

    04:23, 28/04/2018

  • Về cùng một

    Về cùng một "đội" với Kido, VOC thu "trái ngọt"

    08:00, 29/01/2018

Vocarimex có vốn góp tại hầu hết thương hiệu dầu lớn tại Việt Nam gồm cả Cái Lân (Calofic), Dầu Tân Bình (Nakydaco), Tường An và Golden Hope Nhà Bè. Nhờ tích hợp thế mạnh từ quản trị, nhân sự, tài chính và kinh nghiệm trong Marketing, KIDO đã giúp VOC đã tiến hành tái cấu trúc mô hình hoạt động kinh doanh và cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Kết quả, ngay trong năm đầu tiên, VOC đã có chuyển biến tích cực. Doanh thu thuần đạt 4.388 tỷ đồng, trong đó, doanh thu từ hai mảng kinh doanh dầu ăn công nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng lần lượt là 52,6% và 14,9% so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế đạt 300 tỷ đồng, vượt đến 50% kế hoạch.

Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông KIDO năm nay, KIDO cho biết họ sẽ tiếp tục M&A và mở rộng hợp tác cho tham vọng lấp đầy gian bếp Việt. Mục tiêu tiếp theo là một doanh nghiệp trong ngành dầu ăn có thị phần thứ 3 tại Việt Nam nhưng hiệu quả kinh doanh kém.

Dẫu vậy, KIDO cũng như bao DN khác vẫn đang đứng trước một thử thách không nhỏ, đó là tỷ lệ thất bại của các thương vụ M&A là khá cao. Bản thân KIDO trước đây cũng đã từng nếm mùi "thương đau" với các thương vụ Tribeco và Nutifood.

Năng lực cốt lõi không mất đi

Theo một chuyên gia, trong chiến lược kinh doanh, điều cơ bản mà nhà kinh doanh nào cũng thuộc nằm lòng đó là khi sản lượng bán hàng còn thấp, thì giá thành sẽ cao, cũng như lãi gộp chưa thề bù đắp các định phí.

Sản lượng điểm hòa vốn chi phí trực tiếp là cái đích đầu tiên mà DN phải chinh phục, một khi đã vượt qua được thì chân trời sẽ mở ra tươi sáng. Lý thuyết là như vậy, nhưng không phải bất cứ DN nào cũng có thể làm được điều đó. Cho dù là những công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh. Bởi lẽ, muốn có sản lượng phải đáp ứng được nhiều yếu tố, từ giá thành cho đến khâu tiêu thụ…

Đối với KIDO, mặc dù bán đi mảng bánh kẹo nhưng thực chất, năng lực lõi là kênh phân phối và logistics vẫn không hề mất đi mà thậm chí còn được đẩy mạnh thông qua việc phát triển thêm mảng dầu và thực phẩm đông lạnh. Đại diện KIDO cho biết, bỏ ra hơn chục năm tập trung xây dựng hệ thống logistics và các kênh phân phối, đây là thời điểm phát huy giá trị.

Theo triết lý CEO KIDO, một khi đã có thị trường, có doanh số càng lớn thì lợi nhuận không còn là vấn đề bận tâm. Thay vì tính giá thành một sản phẩm để ra giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng như nhiều DN hiện nay vẫn làm. Chúng tôi sẽ định mức giá phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trước, sau đó mới đến việc tính toán sao cho hợp lý. Nhưng muốn làm được điều đó, phải có một quy mô (size) đầu ra đủ lớn.

“Do đó, tăng size thị trường thông qua M&A và mở rộng hợp tác đang là trọng tâm hàng đầu mà KIDO vẫn đang hướng đến”, CEO KIDO Trần Lệ Nguyên chia sẻ.

Nguyễn Việt