Văn hóa tạo nên thương hiệu của mỗi doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp chính là “phần hồn” của doanh nghiệp, là nền tảng của sự phát triển, tạo nên thương hiệu của các doanh nghiệp.
Ngày 11/10, tại Hà Tĩnh, Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp chi nhánh Nghệ An (VCCI) tổ chức buổi tọa đàm Văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân trong thời đại công nghệ số. Tại buổi tọa đàm các thành viên của Hiệp hội đã lắng nghe những chia sẻ của ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Hà Tĩnh: 3 dự án 60 triệu USD được kỳ vọng thay đổi diện mạo địa phương
13:59, 06/10/2018
Hà Tĩnh: Dân bức xúc chính quyền xử phạt hồ nuôi tôm như “gãi ngứa”
09:05, 03/10/2018
Thủ tướng phê chuẩn chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An
15:36, 09/10/2018
Nghệ An: Dự án xây trường hàng trăm tỷ dở dang đến bao giờ?
09:06, 09/10/2018
Cảng hàng không Quốc tế Vinh được đầu tư thêm 3.000 tỷ đồng
09:12, 11/10/2018
Theo ông Lê Doãn Hợp, doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt tạo nên nguồn thu quốc gia, là nền tảng để hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong thời đại ngày nay, nhiều doanh nghiệp chịu áp lực về doanh thu, lợi nhuận và cạnh tranh mà bỏ quên việc xây dựng văn hóa và chưa nhận thức đúng vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc phát triển doanh nghiệp.
Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp chính là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen. Hay nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp chính là “phần hồn” của doanh nghiệp, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là một trong những giá trị cốt lõi có ảnh hưởng quyết định tới năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn thịnh vượng phải xây dựng được một bản sắc văn hóa lành mạnh và tiến bộ. Có nhiều bài học thực tế trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp cho thấy, những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh thường có một nền tảng văn hóa doanh nghiệp mạnh. Để làm được điều đó phải bắt đầu từ mỗi người, đến từng công việc nhỏ nhất cũng phải thực sự có văn hóa. Đặc biệt, mỗi cán bộ nhân viên của doanh nghiệp còn được trau dồi các phẩm chất văn hóa đạo đức theo thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chính vì vậy, văn hóa là chất xúc tác tạo nên thương hiệu của các doanh nghiệp.
Trong thời đại công nghệ số, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại cũng như khẳng định thương hiệu bền vững của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có phát triển được bền vững trong thời đại công nghệ số hay không sẽ không chỉ dựa trên sự đầu tư vào công nghệ, mà sẽ dựa trên sự đầu tư vào văn hóa doanh nghiệp. Quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Một trong những thách thức đó là phát triển văn hóa như thế nào để văn hóa thực sự là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước.
Cũng trong buổi tọa đàm này, VCCI tiếp nhận thêm 7 doanh nghiệp đăng ký thành công vào thành viên chính thức của VCCI, đồng thời trao giấy bằng khen cho 31 doanh nghiệp đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, có đóng góp nhiều cho cộng đồng.