Hùng Vương thoái vốn tại Sông Đốc sau thất bại POR14

Nguyễn Việt 11/05/2019 12:00

CTCP Hùng Vương (HVG) vừa phát đi thông báo thoái toàn bộ vốn cổ phần tại Hùng Vương Sông Đốc. Tổng lượng thoái vốn là 31,13 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 51%.

Thất bại POR14, Hùng Vương thoái toàn bộ vốn tại công ty con.

Sau thất bại POR14, Hùng Vương thoái toàn bộ vốn tại công ty con.

Tại cuộc họp mới đây của HVG, Hội đồng quản trị đã thống nhất về việc thoái toàn bộ vốn cổ phần tại Công ty Cổ Phần Hùng Vương Sông Đốc gồm số lượng 3.213.000 cp tương đương tỷ lệ sở hữu 51%. Thông tin mức thuế cuối cùng của POR14 đối với Hùng Vương là 3,87 USD/kg đã tác động xấu đến cổ phiếu HVG khi giảm sàn 8 phiên, xuống 4.100 đồng/cp (kết thúc phiên 9/5). Tại thời điểm 31/3/2019, Hùng Vương có 5 công ty liên kết và một công ty liên doanh với giá trị còn lại là 672 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm do lỗ liên kết 109 tỷ đồng.

Cổ phiếu giảm 8 phiên sau tin xấu POR14

Trong năm 2018, Hùng Vương đã thoái vốn Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (tỷ lệ sở hữu 100%), thu hồi 487 tỷ đồng, lãi 213 tỷ đồng. Công ty cũng thoái vốn Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (sở hữu trên 50%), đã thu hồi 501 tỷ đồng (tương ứng 40%), lãi 187 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 31/3/2019, HVG còn 9 công ty con trực tiếp và 1 công ty con sở hữu gián tiếp. Được biết, việc bán dần tài sản và đơn vị sở hữu là bước đi "cầm chừng" của HVG xuyên suốt năm 2018, trong bối cảnh xin giãn nợ từ phía ngân hàng. 

Có thể bạn quan tâm

  • HVG đón nhận một “kỷ niệm buồn”?

    HVG đón nhận một “kỷ niệm buồn”?

    11:15, 27/04/2019

  • Cổ phiếu HVG xuống đáy vì đâu?

    Cổ phiếu HVG xuống đáy vì đâu?

    04:30, 29/06/2018

  • Lỗ chồng lỗ ở HVG

    Lỗ chồng lỗ ở HVG

    04:30, 09/06/2018

  • Thêm tin không vui cho cổ phiếu HVG

    Thêm tin không vui cho cổ phiếu HVG

    04:30, 30/05/2018

Theo đó, doanh nghiệp tiếp tục giảm hơn 39% khối tài sản, từ mức 13.877 tỷ về chỉ còn 8.434 tỷ đồng. Điểm lại, HVG đã quyết định thanh lý các bất động sản và quyết định giải thể đối với Địa ốc An Lạc do Công ty năm giữ 76% vốn, thoái vốn tại Thực Phẩm Sao Ta (FMC) với hơn 21 triệu cổ phiếu, bán bớt vốn tại Việt Thắng (VTF) giảm tỷ lệ sở hữu từ 90,36% về 33,16% vốn, bán Kho lạnh 2 cho Giải pháp Thương mại ABA, thu về gần 151 tỷ đồng…

Mặc dù vậy, tài chính Hùng Vương vẫn còn mất cân đối, trong đó kiểm toán nhấn mạnh khả năng hoạt động kinh doanh của Hùng Vương lúc này phụ thuộc vào khả năng sắp xếp được dòng tiền và kinh doanh có lợi nhuận trong tương lai cũng như việc được tái cơ cấu các khoản nợ ngân hàng. Tính đến thời điểm 31/3/2019, Hùng Vương có 8.827 tỷ tài sản với 6.991 tỷ tài sản ngắn hạn và 1.836 tỷ tài sản dài hạn. Trong đó, tài sản ngắn hạn đang "dồn" tại khoản phải thu với 4.752,5 tỷ - tương đương tỷ trọng 68%, cùng với 1.809 tỷ hàng tồn kho. Hùng Vương cũng tiếp tục gia tăng trích lập dự phòng đối với hai khoản mục này, bao gồm 679 tỷ dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi và hơn 12 tỷ dự phòng giảm giá hàng tồn.

Về nợ, tổng nợ hiện nay của doanh nghiệp ghi nhận 6.630 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 6.481 tỷ (chiếm 93% tài sản ngắn hạn) và nợ dài hạn 149 tỷ đồng. Hiện, Hùng Vương đang nợ ngắn hạn ngân hàng 2.969 tỷ đồng, vay nhiều nhất tại BIDV với hơn 1.935 tỷ đồng, kế tiếp là Vietcombank với 602 tỷ, HDBank 169,5 tỷ cùng một số khoản vat ngắn hạn tại các nhà băng khác. Trong đó, nợ đến hạn trả của doanh nghiệp hơn 54,5 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu Hùng Vương vào mức 2.197 tỷ, lỗ lũy kế hơn 398 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HVG sau giai đoạn bứt phá hồi đầu năm, từ 5.000 lên 8.000 đồng đã giảm không phanh trong 1 tháng trở lại đây xuống 4.000 đồng sau "cú sốc" POR14. 

Có thể bạn quan tâm

  • Trở ngại “ngôi vương” của Hùng Vương

    22:05, 07/05/2019

  • HVG đón nhận một “kỷ niệm buồn”?

    11:15, 27/04/2019

  • Cổ phiếu HVG xuống đáy vì đâu?

    04:30, 29/06/2018

  • Lỗ chồng lỗ ở HVG

    04:30, 09/06/2018

  • Thêm tin không vui cho cổ phiếu HVG

    04:30, 30/05/2018

Gót chân Asin của HVG

Điểm lại thành tích những năm qua, Hùng Vương đã tiến hành sở hữu cổ phiếu Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF), Thực phẩm Sao Ta (FMC), Thủy sản Tắc Vân (TFC), Russian Fish… để tăng tỷ lệ kiểm soát lên lần lượt hơn 51% vốn; đồng thời thành lập thêm 2 công ty con khác là Hùng Vương Sông Đốc và Chế biến Thủy sản Hùng Vương Bến Tre. 

Tính đến 31/12/2015, Hùng Vương đã thiết lập được mô hình chuỗi cung ứng gồm 22 công ty con và liên kết lớn nhỏ khác nhau tạo nên một mạng nhện trong toàn Tập đoàn. Chính điều này là niềm hãnh diện  của Chủ tịch Dương Ngọc Minh khi không ít lần ông tự hào chia sẻ với báo giới. Tuy nhiên, hệ lụy của hiện tượng domino ngành thủy sản bắt đầu manh nha và bùng phát; đỉnh điểm vào đầu năm 2016 khiến hàng loạt đại gia thủy sản báo lỗ nghìn tỷ, thậm chí đi đến bờ vực phá sản.

Nguyên nhân sâu sa đến từ thực trạng nuôi trồng manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân cũng như việc chính quyền chưa có quy hoạch cụ thể cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt cá tra nói riêng. Từ đó, dẫn đến tình trạng cung cầu bất cập, giá nguyên vật liệu biến động nằm ngoài vùng kiểm soát. Chưa hết, doanh nghiệp trong nước còn liên tiếp gặp phải những trở ngại về thuế quan (chống bán phá giá) từ các quốc gia nhập khẩu cũng như khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm ngày càng thắt chặt. 

Kết quả, toàn thị trường từ chính quyền, nhà xuất khẩu cho đến người nuôi trồng phải lẩn quẩn trong cái vòng khủng hoảng thừa – thiếu, mãi cho đến tháng 2/2016 khi giá nguyên liệu cá tra xuống thấp nhất trong vòng 5 năm khiến nhiều nông dân bỏ đầm vì thua lỗ, doanh nghiệp cũng đau đầu không kém.

Trước cơn khủng hoảng này, công trình vay nợ để chạy đua M&A lao đao, lại không có dự phòng khiến HVG nhanh chóng “sa cơ”. Thị trường thủy sản thời điểm đó còn gặp khó khăn từ việc huy động nguồn vốn vay ngân hàng do bị hạn chế, theo đó nhiều nghi vấn cho rằng HVG đã sử dụng dư nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Cơ sở cho những tin đồn trên xuất phát từ việc dư nợ vay của đơn vị này tăng trưởng chóng mặt qua các năm, đặc biệt là nợ vay ngắn hạn với tỷ trọng lúc nào cũng trên 60% tổng nợ Tập đoàn.  

Chưa kể, HVG còn kẹt vốn hàng ngàn tỷ tại dự án nuôi heo đã tiếp đà đẩy ông vua cá tra đến đỉnh điểm của nợ nần, áp lực lãi vay cứ thế ăn mòn lợi nhuận. Trong đó, VTF từng là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhờ những bước đi khá thận trọng, về chung nhà với Hùng Vương cũng đầu tư ngoài ngành (chăn nuôi heo), xây dựng nhà máy ồ ạt khiến dòng tiền không kịp đáp ứng. 

Mặt khác, do Hùng Vương là một Tập đoàn nuôi trồng tôm, cá nên sau khi tiến hành tăng sở hữu lên hơn 90%, VTF cũng bị khách hàng hiện hữu là đối thủ công ty mẹ lơ dần khiến doanh thu giảm, con cưng một thời như vậy cũng dần đánh mất phong độ. Có thể nói, gót chân Asin của HVG trên thực tế đã manh nha từ những năm 2011, khi mà doanh thu lúc nào cũng vượt chỉ tiêu nhưng lợi nhuận vẫn cứ chưa hoàn thành mong đợi. 

Nguyễn Việt