HVG đón nhận một “kỷ niệm buồn”?

Nguyễn Việt 27/04/2019 11:15

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) đối với các lô hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn 1/8/2016 - 31/7/2017.

mức thuế chính thức của đợt POR 14 đã lên tới 3,87 USD/kg khiến Hùng Vương dường như

Mức thuế chính thức của đợt POR 14 lên tới 3,87 USD/kg khiến Hùng Vương "vỡ mộng" khi phải "nín thở" chờ kết quả để định hướng nhập khẩu.

Điểm đáng chú ý, mức thuế áp dụng cho CTCP Hùng Vương (HVG) tăng "sốc" từ 0 USD/kg trong kết quả sơ bộ lên tới 3,87 USD/kg. Hùng Vương là đơn vị phải chịu mức thuế cao nhất trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ.

Trước đó, với kết quả sơ bộ công bố ngày 10/9/2018 của DOC, Hùng Vương có thể sẽ được áp dụng mức 0%.Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Hùng Vương, công ty cho biết nếu kỳ rà soát POR thành công, thì định hướng của công ty là dài lâu. Cuối 2020, Hùng Vương sẽ quay về mục tiêu 20.000 tỉ/năm doanh số và dự kiến mua lại cổ phần đã bán cho Vingroup.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu HVG xuống đáy vì đâu?

    Cổ phiếu HVG xuống đáy vì đâu?

    04:30, 29/06/2018

  • Lỗ chồng lỗ ở HVG

    Lỗ chồng lỗ ở HVG

    04:30, 09/06/2018

  • Thêm tin không vui cho cổ phiếu HVG

    Thêm tin không vui cho cổ phiếu HVG

    04:30, 30/05/2018

Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT Hùng Vương cho biết, công ty đã phải tập trung các nhân sự để đàm phán cho kế hoạch dài hơi đối với đợt POR 14, tổng chi phí này gần 2 triệu USD. Theo ông Minh, sau đợt rà soát, thị phần ở Mỹ của Hùng Vương có thể ở mức 40% trở lên đồng thời công ty sẽ là một trong những đơn vị có lợi thế nhất tại Mỹ. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Hùng Vương và lớn nhất đối với một số công ty con Hùng Vương sở hữu. 

Đối với các doanh nghiệp khác, như NTSF Seafood vẫn giữ mức 1,37 USD/kg so với mức thuế sơ bộ đã công bố trước, còn 4 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra khác gồm CP Việt Nam, CL-FISH, Green Farms Seafood và Công ty Cổ phần Thủy sản Vinh Quang sẽ chịu mức thuế 1,37 USD, tăng 0,96 US cent so với mức thuế sơ bộ. Mức thuế suất toàn quốc vẫn áp dụng mức 2,39 USD/kg.

Trước thông tin này, ông Hà Việt Thắng, Phó Chủ tịch CTCP Hùng Vương, cho biết hiện nay công ty chưa đưa bất kỳ bình luận nào về tác động của lệnh thuế đối với hoạt động xuất khẩu cá tra sang Mỹ, mà phải chờ kết quả từ cuộc họp HĐQT rồi mới đưa ra kết luận cụ thể.

Ông Dương Ngọc Minh từng nhấn mạnh, HVG vẫn đang có kế hoạch rất rõ ràng, nếu trong trường hợp xấu nhất sẽ bán hết tài sản hiện có. Trên thực tế thì tổng số tiền thu về sẽ rất lớn, khu Tân Tạo đã định giá 250 USD, tổng diện tích đất nuôi trồng hơn ngàn tỉ… đây cũng chính là yếu tố quyết định sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng. "Nếu không có được những giá trị trên, ngân hàng chắc đã không cho vay rồi", ông Minh khẳng định.

Bên cạnh thị trường chính là châu Âu và Mỹ (Mỹ lớn nhất với 32% kim ngạch, cùng với Trung Quốc, Tây Ban Nha, Mexico…, thì thị trường Trung Quốc cũng đang dần trở thành thị trường chính của Hùng Vương.

Theo ông Minh, thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu rất lớn về cá tra Việt Nam, bởi nhiều nhà hàng tại đại lục đã sử dụng cá tra như một nguyên liệu quan trọng phục vụ khách hàng với nhiều món ăn chế biến theo cách riêng. Điều này cho thấy giá trị dinh dưỡng, hương vị con cá tra Việt Nam phù hợp với khẩu vị người Trung Quốc. Hiện Hùng Vương đang bán sang Trung Quốc loại cá tra xẻ bướm với giá 53.000đ/kg.

Ông Minh cũng cho rằng, thị trường Trung Quốc mở ra triển vọng rất tốt cho việc kinh doanh của Hùng Vương vì dư địa tại đây còn rất lớn.

“Cá và thức ăn chăn nuôi hiện vẫn là trọng tâm cho thời gian tới của HVG. Công ty đã, đang và sẽ gom vốn lại để thực hiện 2 nhiệm vụ chính là nuôi trồng và chế biến cá tra. Các lĩnh vực khác, HVG đang tiến hành tất toán hoặc mời đối tác mua lại”, ông Minh bày tỏ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
HVG đón nhận một “kỷ niệm buồn”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO