Auchan để lại bài học gì sau khi rút chân khỏi VIệt Nam?

Nguyễn Việt 22/05/2019 06:00

Bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2012, Auchan bắt tay với các doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản lớn để hợp tác xây dựng siêu thị ngay chính chung cư của chủ đầu tư.

Theo thông tin từ Auchan, chuỗi siêu thị của Pháp có 1.000 nhân viên và 10 tỷ lượt khách mua hàng tại Việt Nam. Trả lời tờ Les Echos, Chủ tịch Edgard Bonte cho biết hệ thống Auchan Việt Nam có doanh thu

Theo thông tin từ Auchan, chuỗi siêu thị của Pháp có 1.000 nhân viên và 10 tỷ lượt khách mua hàng tại Việt Nam. Trả lời tờ Les Echos, Chủ tịch Edgard Bonte cho biết hệ thống Auchan Việt Nam có doanh thu "khiêm tốn" khoảng 45 triệu euro.

Không ồ ạt mở địa điểm kinh doanh, hệ thống Tập đoàn Auchan của Pháp dần lấn sân thị trường bán lẻ Việt Nam thông qua hợp tác với các công ty bất động sản để mở siêu thị ngay tại các chung cư. Đây có thể được xem là một hướng đi khác biệt so với nhiều nhà bán lẻ ngoại đang có mặt tại Việt Nam hiện nay. Bán lẻ sẽ không dễ nếu không biết cách nắm bắt văn hóa và thị hiếu của người tiêu dùng. Con đường liên kết hay M&A thường được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi tham gia vào một thị trường mới, điều này giúp họ nhanh chóng hiểu được văn hóa và xu hướng tiêu dùng.

Khác biệt nhưng không phù hợp

Aeon của người Nhật mua 30% Fivimart và 49% Citimart; người Thái mua lại Metro và Big C để có sẵn kênh phân phối và thị phần... Trong khi đó, cùng là người Pháp như Big C và cam kết giá rẻ, Tập đoàn Auchan lại hành động theo cách riêng. Bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2012, Auchan bắt tay với các doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản lớn để hợp tác xây dựng siêu thị ngay chính chung cư của chủ đầu tư. Việc này đều mang lại lợi ích cho đôi bên. Trung tâm mua sắm đông người sẽ giúp chủ đầu tư có cơ hội bán căn hộ, ngược lại chung cư sẽ mang lại nguồn khách nội khu và lân cận cho siêu thị.

Bên cạnh đó, vị trí siêu thị thường nằm ở các quận lân cận, dân cư đông đúc, thu nhập tầm trung và ổn định. Ngoài cung cấp hàng hóa tại các quốc gia, Auchan còn thu mua hàng nội địa của quốc gia đó để phân phối ra thị trường nước khác. "Toan tính" là như vậy, nhưng cuối cùng chuỗi siêu thị Auchan cũng phải “bán mình”. Và sau chưa đầy 5 năm, chuỗi bán lẻ tiếng tăm của Pháp đã phải chấp nhận rút khỏi thị trường Việt Nam. 

Ông Antoine Pernod, Giám đốc truyền thông tập đoàn Auchan giải thích về quyết định trên được đưa ra do Auchan “không tìm được mô hình kinh tế đạt lợi nhuận” sau bốn năm hoạt động tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia, dù chiến lược khá ưu Việt và bài bản, tuy nhiên, việc bắt tay với các doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản lớn để hợp tác xây dựng siêu thị khiến ngốn vốn bị chiếm dụng lớn, không linh hoạt như các hệ thống siêu thị thuê lại của các chủ đầu tư tại chung cư. Mặt khác, siêu thị quy mô tầm trung không phù hợp để cạnh tranh lại với hệ thống bán lẻ tiện lợi và văn hóa mua hàng tại chợ vẫn phổ biến.

Doanh thu và lợi nhuận đều giảm

Có một câu hỏi đặt ra, Tập đoàn Auchan Retail đang hoạt động ra sao khi đưa ra quyết định bán lại chuỗi cửa hàng cho đối thủ nội địa, lặng lẽ rời bước khỏi thị trường bán lẻ đầy tiềm năng với 100 triệu dân của Việt Nam? Theo báo cáo tài chính năm 2018, Auchan Holding công bố doanh thu 51 tỉ Euro, giảm 3,2% so với năm trước đó. Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) giảm 15,8% so với năm 2017, xuống còn gần 2 tỉ Euro. Kết quả kinh doanh kém khởi sắc xuất phát từ việc sụt giảm 20,5% trong EBITDA của chuỗi siêu thị Auchan Retail. Năm 2018, Tập đoàn chịu lỗ hơn 946 triệu Euro, trong khi năm 2017 lãi 509 triệu Euro. 

Xét riêng mảng kinh doanh cốt lõi là Auchan Retail, hiện có hơn 4.000 điểm bán hàng (đại siêu thị, cửa hàng lớn, siêu thị và các cửa hàng tiện lợi). Tính đến cuối năm 2018, Auchan Retail sở hữu hơn 354.851 nhân viên và là nhà tuyển dụng lớn thứ 35 trên thế giới. Năm 2018, doanh thu của chuỗi siêu thị Auchan Retail là 50,3 tỉ Euro, ghi nhận mức giảm 3,3% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của Auchan Retail là 1,52 tỉ Euro, giảm 20,5%. Tháng 10/2018 HĐQT của Auchain Retail có quyết định thay đổi bộ máy nhân sự, bổ nhiệm ông Edgard Bonte vào vị trí Chủ tịch Auchan Retail.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao “gã khổng lồ” Auchan rút lui khỏi Việt Nam?

    Vì sao “gã khổng lồ” Auchan rút lui khỏi Việt Nam?

    11:30, 17/05/2019

Sau một năm 2018 kinh doanh kém khởi sắc, Auchan Retail vạch ra kế hoạch "phục hưng", xuất phát từ việc xác định và đánh giá lại những thị trường mà chuỗi siêu thị hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, tháng 3/2019, sau khi đánh giá lại hiệu quả hoạt động của chuỗi siêu thị tại hai thị trường Italy và Việt Nam, Tập đoàn đã lần lượt ra quyết định bán lại các chuỗi này cho công ty nội địa.

Tại Việt Nam, Auchan Retail bắt đầu hiện diện từ năm 2015, phát triển các chuỗi bán lẻ thông qua việc hợp tác với các công ty bất động sản để mở siêu thị tại các chung cư. Ở khu vực TP HCM, Auchan hợp tác với CT Group để mở siêu thị tại các chung cư như I-Home ở Gò Vấp, chung cư Lê Thành ở Bình Tân; hay nhà phát triển bất động sản khác tại các chung cư như Sunny Plaza Gò Vấp, Era Town quận 7, Useful Tân Bình… Năm 2015, Auchan hợp tác với CTCP Hóa Dầu Quân Đội (Mipec) mở siêu thị đầu tiên ở phía Bắc tại Trung tâm Thương mại MIPEC Long Biên, Hà Nội.

Vào cuối 2018, Auchan Retail vừa mua lại hệ thống bán lẻ Giant (Tập đoàn Dairy Farm),  khai trương siêu thị mới và chuyển đổi tên siêu thị Auchan tại trung tâm mua sắm Crescent Mail. Hiện tại, Auchan có 18 siêu thị phân phối tại ba địa bàn: 13 siêu thị tại TP HCM, 4 siêu thị tại Hà nội và 1 ở Tây Ninh, mang lại doanh thu khoảng 50,4 triệu USD.

Tập đoàn này từng lên kế hoạch đầu tư 500 triệu USD vào thị trường bán lẻ Việt Nam, tuy nhiên hiện nay hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Năm 2018, CEO của Auchan Retail tiết lộ doanh thu của chuỗi chỉ "khiêm tốn ở mức 45 triệu Euro".

Nguyễn Việt