Liên kết có thể giúp taxi truyền thống đấu lại Grab?

Nguyễn Long 03/07/2019 11:22

Trước việc Savico Taxi tạm ngưng hoạt động đã cho thấy bức tranh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường taxi Việt Nam.

Vào cuối tháng 6/2019, Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn đã ra công bố nghị quyết giải thể Công ty TNHH ComfortDelgro Savico Taxi. Đây là tiền thân của Xí nghiệp taxi du lịch Savico, được thành lập vào tháng 3/2005 theo hình thức liên doanh giữa Savico và ComfortDelGro - tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng của Singapore.

p/Đại diện 3 hãng taxi Thành Công, Ba Sao, Sao Hà Nội đã đạt được thỏa thuận chung và tham gia ký kết hợp đồng hợp tác toàn diện.

Đại diện 3 hãng taxi Thành Công, Ba Sao, Sao Hà Nội đã đạt được thỏa thuận chung và tham gia ký kết hợp đồng hợp tác toàn diện.

Một thương hiệu Việt ra đi

Trước đó, ban lãnh đạo Savico từng cho hay, liên doanh này phải cơ cấu lại đoàn xe sau mười năm hoạt động và cải thiện chất lượng phục vụ để duy trì tỷ lệ khai thác xấp xỉ 90% nên chi phí tăng cao. Khi vừa có lợi nhuận để bù đắp lỗ lũy kế trước đó thì lại chịu sự cạnh tranh thị phần gay gắt từ Grab và Uber.

Chuyên gia thương hiệu Nguyễn Trí Hưng cho rằng, vụ việc Savico taxi sau 13 năm kinh doanh, đầu tư rất nhiều nguồn lực vẫn không cạnh tranh được với taxi công nghệ cho thấy mặt bằng cạnh tranh đã có nhiều thay đổi. Họ đã cố gắng nắm bắt và đáp ứng thị trường taxi tương lai nhưng không đủ sức kháng cự vì các nguồn lực đã cạn kiệt buộc phải đóng cửa.

Nếu như đổ hết nguyên nhân Savico Taxi bị giải thể cho việc áp lực cạnh tranh từ phía Grab cũng chưa thực sự khách quan. Rõ ràng áp lực là có tuy nhiên thị trường Grab bị giới hạn nhiều hơn so với các hãng taxi truyền thống nói chung. Hiện Grab được thí điểm ở 5 tỉnh, TP là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Quảng Ninh.

Taxi truyền thống cần gì?

Theo TS. Từ Sỹ Sùa – Giảng viên trường Đại học Giao thông Vận tải cho rằng, đây là việc diễn ra bình thường trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề là Nhà nước cần phải tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, không phân biệt đối xử cho tất cả loại hình taxi, không phân biệt taxi truyền thống, taxi công nghệ.

Có thể bạn quan tâm

  • Savico bất ngờ giải thể hãng taxi liên doanh với Singapore

    Savico bất ngờ giải thể hãng taxi liên doanh với Singapore

    05:00, 27/06/2019

  • Dự thảo lần 9 Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86: Taxi công nghệ vẫn phải gắn “mào”

    Dự thảo lần 9 Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86: Taxi công nghệ vẫn phải gắn “mào”

    11:01, 17/06/2019

  • Quản lý taxi công nghệ: Khó có chuyện thất thu thuế

    Quản lý taxi công nghệ: Khó có chuyện thất thu thuế

    16:10, 05/06/2019

  • Bộ Giao thông Vận tải: Quản Grab, BE như… taxi

    Bộ Giao thông Vận tải: Quản Grab, BE như… taxi

    09:44, 05/06/2019

Còn chuyện chiến lược kinh doanh, mỗi lĩnh vực doanh nghiệp phải có một chiến lược riêng phù hợp. Có thể kể đến hướng đi liên kết, hợp nhất các hãng taxi, cách này bước đầu thu lại được những kết quả khả quan. Theo đó, đầu tháng 11/2018, G7 taxi chính thức ra mắt. G7 taxi là sự hợp nhất của 3 hãng taxi tầm trung trên địa bàn Hà Nội gồm Thành Công, Ba Sao và Sao Hà Nội.

Kết quả sau 9 tháng hoạt động, G7 Taxi và các đơn vị thành viên cũng đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Số lượng cuốc khách gọi qua tổng đài G7 Taxi đạt mức tăng trưởng ổn định, đến nay đã tăng 60% so với trước thời điểm tháng 10/2018.

Cùng với liên kết, các hãng taxi truyền thống trong thời gian qua cũng nhanh chóng thay đổi ứng dụng công nghệ, xây dựng một ứng dụng riêng trên nền tảng di động tương tự Grab để cạnh tranh với các ứng dụng công nghệ.

Nguyễn Long