PV Oil chật vật mở rộng thị phần

Hà Phương 18/08/2019 02:43

Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil, UPCoM: OIL) đã và đang tìm cách mở rộng thị phần, nhưng gặp không ít thách thức do vẫn yếu thế hơn nhiều so với Petrolimex.

PV Oil có 4 mảng kinh doanh chính, gồm: Xuất khẩu bán dầu thô; Nhập khẩu và cung cấp dầu cho các nhà máy lọc dầu; Kinh doanh bán lẻ xăng dầu; Hóa dầu và sản xuất Ethanol.

p/Doanh thu theo kênh phân phối của PV Oil và Petrolimex

Doanh thu theo kênh phân phối của PV Oil và Petrolimex

Đẩy mạnh bán lẻ

Giá trị hàng tồn kho của PV Oil tăng từ 1.607 tỷ đồng hồi đầu năm nay tăng lên 2.337 tỷ đồng vào ngày 30/6, tương ứng mức tăng 45%. Bên cạnh đó, nợ có khả năng mất vốn của PV Oil tiếp tục tăng cao, hiện nợ/vốn chủ sở hữu của PV Oil ở mức 129%.

Từ thực tế này, ngay từ đầu năm 2019, PVOIL đã tập trung vào mảng bán lẻ với 44 cửa hàng xăng dầu được mở mới và cải tạo, với tổng giá trị đầu tư khoảng 195 tỷ đồng.

Theo ông Cao Hoài Dương, Tổng Giám đốc PV Oil, PV Oil sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu nhằm cải thiện biên lợi nhuận. Chiến lược này đang gặp phải rủi ro do mặt bằng phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu tại các trung tâm thành phố lớn không nhiều và đối thủ cạnh tranh chính của PV Oil là Petrolimex. Do vậy, để cạnh tranh với Petrolimex, PV Oil đã bắt tay hợp tác với Vietcombank, Viettel để triển khai thanh toán tiền mua bán xăng dầu qua ứng dụng điện tử. Tính đến nay, ứng dụng này đã phục vụ cho gần 600 khách hàng doanh nghiệp ký hợp đồng dài hạn; hỗ trợ kiểm soát giao dịch mua xăng dầu cho hơn 5.000 tài xế thuộc các khách hàng doanh nghiệp; xử lý 203.138 giao dịch.

Phát triển dịch vụ phi xăng dầu

Hiện nay, hầu hết cửa hàng xăng dầu của PV Oil chỉ mới kinh doanh xăng dầu. Trong khi đó, các cây xăng ở nước ngoài đã kinh doanh thêm cửa hàng tiện lợi, gara nhỏ, bán thức ăn nhanh, cà phê… Những dịch vụ đó, theo kinh nghiệm các nước trên thế giới, có thể đem lại doanh thu, lợi nhuận ngang ngửa xăng dầu. Do đó, phát triển các dịch vụ tiện ích tại các cây xăng là một trong những chiến lược được nhiều nhà phân phối xăng dầu trên thế giới áp dụng như Shell, ESSO…

Có thể bạn quan tâm

  • PV Oil và sự quyến rũ    

    PV Oil và sự quyến rũ   

    22:42, 30/01/2019

  • VinFast và PV Oil hợp tác triển khai trạm sạc và thuê pin cho xe điện

    VinFast và PV Oil hợp tác triển khai trạm sạc và thuê pin cho xe điện

    15:46, 25/10/2018

  • 4 nhà đầu tư

    4 nhà đầu tư "tranh nhau" tham gia đấu giá cổ phần PV Oil

    11:32, 01/05/2018

  • Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đang chuẩn bị cho

    Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đang chuẩn bị cho "cuộc chơi lớn" tại PV OIL?

    15:17, 12/01/2018

Tại Việt Nam, doanh nghiệp phân phối xăng dầu hàng đầu là Petrolimex cũng đã triển khai dịch vụ này tại nhiều cây xăng thông qua cung cấp những mặt hàng tiện ích như nước giặt, sơn, bảo hiểm, và đồ ăn uống.
Trong khi đó, mảng dịch vụ phi xăng dầu như cửa hàng tiện lợi, dịch vụ rửa xe... chưa được PV Oil tập trung phát triển. Tuy nhiên theo kế hoạch phát triển sau cổ phần hóa, PV Oil sẽ dành ra gần 3.600 tỷ đồng trong vòng 5 năm để phát triển dịch vụ phi xăng dầu tại các cửa hàng xăng dầu hiện hữu, tương đương tổng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

2.337
tỷ đồng là tổng giá trị hàng tồn kho của PV Oil tính đến cuối quý 2/2019, tăng 45% so với thời điểm đầu năm nay.

Theo BSC, PV Oil có lợi thế trong phát triển dịch vụ này khi sở hữu nhiều cửa hàng xăng dầu diện tích lớn, tập trung tại vùng ngoại thành và ven đường cao tốc.

Mở rộng thị phần qua công ty liên kết

Hiện nay, khoảng 90% thị phần kinh doanh xăng dầu Việt Nam thuộc về 5 thương hiệu lớn gồm Petrolimex, PV Oil, Thalexim, Saigon Petro và MIPEC. Riêng Petrolimex và PV Oil đã chiếm hơn 70% thị phần, với lần lượt là 50% và 22%.

Ông Cao Hoài Dương chia sẻ, PV Oil đặt mục tiêu xây dựng 1.000 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc, tăng 1,85 lần so với hiện nay. Theo đó, dư địa tăng thị phần của PV Oil còn nhiều và có thể nâng lên 50%.

Trên thực tế, PV Oil khá yếu thế so với Petrolimex nên gặp không ít khó khăn trong việc mở rộng thị phần. Tuy nhiên, Petrolimex bị ràng buộc bởi Luật cạnh tranh nên không thể gia tăng thị phần một cách thoải mái.

Nhiều chuyên gia cho rằng, thay vì nỗ lực mở thêm các cửa hàng xăng dầu, thì PV Oil có thể thông qua các công ty liên kết để gia tăng ảnh hưởng của mình ở các địa phương. Trong đó, tiềm năng nhất chính là CTCP Vật tư Xăng Dầu (HOSE: COM) (hiện PV Oil đang sở hữu 44,87% vốn của COM), vì doanh nghiệp này đã nền tảng vững trở thành thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

Hệ thống cửa hàng xăng dầu của COM phủ khắp trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh lân cận. Nếu PV Oil gia tăng tỷ lệ sở hữu ở COM để biến doanh nghiệp này thành công ty con, thì việc cạnh tranh với Petrolimex tại thị trường miền Nam là rất khả thi.

Triển vọng ngành xăng dầu Việt Nam

Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Bản Việt (BVSC), giá dầu thế giới trong 2 quý còn lại của năm 2019 sẽ ổn định hơn. Hoạt động kinh doanh xăng dầu của Petrolimex khá ổn định, dù giá đầu vào tăng hay giảm bởi phần lãi bán xăng dựa trên lợi nhuận định mức. Tuy nhiên, PV Oil dựa hoàn toàn giá dầu nhập khẩu.

Trong khi đó, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được xác định dựa trên mức giá cơ sở nhưng không được vượt quá 2% so với giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm. Như vậy, giá bán lẻ sẽ biến động theo giá đầu vào và lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ nằm ở khoản lợi nhuận định mức 300 đồng/lít và khả năng tiết kiệm chi phí do chi phí định mức trong giá cơ sở nhà nước quy định là cố định.
Tuy nhiên, do số ngày tồn kho trung bình của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là 20-24 ngày, việc giá dầu giảm rất mạnh liên tục trong thời gian dài sẽ khiến biên lợi nhuận gộp của không chỉ PV Oil mà các doanh nghiệp cùng ngành khác giảm do phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Những quý cuối năm giá dầu ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi để PV Oil, Petrolimex và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phát huy tối đa lợi thế của doanh nghiệp đầu ngành.

Hà Phương