So sánh giá nước sạch có thể uống tại vòi với nước ngầm là "bất công" với chúng tôi

Thy Hằng 29/08/2019 01:55

Đó là khẳng định của bà Đỗ Liên, Chủ tịch HĐQT AquaOne khi trao đổi với Diễn đàn doanh nghiệp.

Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống của doanh nhân Đỗ Liên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch HĐQT Công ty nước mặt Sông Đuống có quy mô gần 65 ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm), tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 ở mức 5.000 tỷ đồng (tương đương 225 triệu USD). Sau khi hoàn thành dự án sẽ cung cấp 1,2 triệu m3 nước/ ngày đêm.

Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống có diện tích 65 ha. Ấn tượng nhất là bể chứa nước lớn nhất miền Bắc rộng 7.000 m2 nằm ngay trong khuôn viên, cách dòng sông Đuống chưa đầy 5 km.

Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống có diện tích 65 ha. Ấn tượng nhất là bể chứa nước lớn nhất miền Bắc rộng 7.000 m2 nằm ngay trong khuôn viên, cách dòng sông Đuống chưa đầy 5 km.

- Thưa bà, mặc dù không phải là dự án nước sạch duy nhất được thành phố quy hoạch, tuy nhiên, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống lại rất nhanh chân, trong khi 2 dự án còn lại “giậm chân tại chỗ”, vậy đâu là điểm khác biệt tạo bứt phá? 

Chúng tôi may mắn được sự đồng thuận, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố cùng sự ủng hộ của những hộ dân trên địa bàn hai huyện mà dự án triển khai. Nhờ vậy, công tác giải phóng mặt bằng được hoàn thành trong 3 tháng.

Giai đoạn 1A của dự án cũng hoàn thành chỉ sau 18 tháng với công suất 150.000 m3 nước/ngày đêm, đây là mức thời gian thực hiện nhanh kỷ lục của một dự án an sinh xã hội. Giai đoạn 1B của dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2019, về đích trước so với đự kiến, nâng công suất lên mức 300.000 m3/ngày đêm.

Giai đoạn 1B của dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2019, về đích trước so với đự kiến, nâng công suất lên mức 300.000 m3/ngày đêm.

Giai đoạn 1B của dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2019.

Tiếp nối giai đoạn này, Dự án sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ ngày đêm, và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.

Trên thực tế, hiện tại, các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt Việt Nam có 2 loại, cung cấp từ nước ngầm và cung cấp từ nước mặt, trong đó, xử lý từ nước ngầm chiếm đến 70%.

Trong khi đó, dự án của chúng tôi sử dụng kỹ thuật xử lý nước mặt hiện đại từ châu Âu, nguồn nước được tạo ra không có các chất tiềm ẩn gây ung thư cho con người như Asen, Amoni, các gốc kim loại của Mangan, sắt bằng 0, tức những chất tiềm ẩn gây ung thư cho con người bằng 0. 

Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về vi sinh gần như bằng 0, một số tiêu chuẩn như E.coli và tất cả các dạng Coliform đều bằng 0. Đấy là lý do công nhân của chúng tôi và nước các bạn uống trực tiếp từ vòi trong nhà máy là nước sinh hoạt chúng tôi sản xuất ra.

-Tuy nhiên Nhà máy nước mặt sông Đuống vẫn được đánh giá là đại dự án đắt đỏ và nhiều rủi ro, thưa bà?

Mặc dù có kinh nghiệm triển khai dự án về nước sạch, tuy nhiên với Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống việc phải lắp đặt hệ thống truyền dẫn qua 3 con sông cũng thách thức lớn.

Trong đó, sông nhỏ nhất là sông Bắc Hưng Hải, tới sông Đuống với chiều rộng hơn 200m, chiều sâu khoảng 15-20m, lòng sông Hồng dù chỉ sâu 10m nhưng rộng 0,5 km đây là thách thức kỹ thuật khiến các nhà đầu tư trước đây “nản lòng”.

Chúng tôi phải khắc phục điều này thông qua đầu tư đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật từ Đức để xử lý thành công việc nối thông tuyến các bờ sông lại. Bằng cách, mở các kênh hở ở sâu bên dưới lòng sông Đuống, sông Hồng 6m, sau đó hạ chìm toàn bộ hệ thống đường ống dưới lòng sông. Toàn bộ hệ thống đường ống này được thiết kế phù hợp với địa hình từng khu vực, có khi là ống gang, có khi ống thép nhập từ Thái Lan, UAE và một số nước châu Á. Hệ thống đường ống khổng lồ có đường kính rộng tới 1,8 mét.

Thậm chí, việc kết nối các lòng sông chúng tôi còn đảm bảo hệ thống ống an toàn gấp hai lần. Điều này gây phát sinh chi phí rất lớn cho doanh nghiệp. Trong khi đó, có tới 60% nguồn vốn được sử dụng là vốn huy động, do đó, doanh nghiệp thực sự cũng đang phải “gồng mình”. 

-Chắc hẳn không chỉ là những khó khăn về vấn đề kỹ thuật, thưa bà?

Đúng vậy, vướng mắc lớn hơn chúng tôi lo lắng hiện đang nằm ở việc người tiêu dùng chưa hiểu hết được ý nghĩa việc dùng nước sạch, hợp vệ sinh so với nước máy được xử lý từ nguồn nước ngầm. Do đó, có sự so sánh về giá.

Có thể bạn quan tâm

  • Shark Liên: 'Tôi không đặt giới hạn tài chính nào cho các startup'

    Shark Liên: 'Tôi không đặt giới hạn tài chính nào cho các startup'

    07:35, 19/06/2019

  • Shark Thủy đầu tư hơn 9 tỷ đồng vào dự án tư duy toán học

    Shark Thủy đầu tư hơn 9 tỷ đồng vào dự án tư duy toán học

    05:18, 27/08/2019

  • Shark Phú và tham vọng làm chủ công nghệ gốc ở Sunhouse

    Shark Phú và tham vọng làm chủ công nghệ gốc ở Sunhouse

    16:54, 14/08/2019

  • Bước đi mạo hiểm của Shark Đỗ Liên

    Bước đi mạo hiểm của Shark Đỗ Liên

    14:18, 02/08/2019

Chúng tôi đầu tư một dự án lớn với mức đầu tư đơn cử cho giai đoạn 1 là 5.000 tỷ đồng, dây chuyền công nghệ xử lý nước tiên tiến trên thế giới với công nghệ từ châu Âu , cụ thể là từ Đức đạt hiệu suất xử lý cao. Quy trình xử lý khép kín hạn chế thất thoát nước và không có nước xả thải ra môi trường.

Đặc biệt, nguồn nước sạch được sản xuất ra đạt đúng Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y Tế ban hành với 109 chỉ tiêu. Phòng lab có hệ thống đường dẫn tự động lấy mẫu giúp kiểm soát chất lượng nước từ khâu đầu vào đến đầu ra.

Với mức đầu tư như vậy thì giá nước phải đi cùng với giá đầu tư. Điều đáng nói, chúng tôi đang bị so sánh với giá nước ngầm. Điều này là “bất công” với chúng tôi. Thực sự với giá nước này doanh nghiệp còn đăng rất trăn trở. Thậm chí chúng tôi vẫn đang lỗ với mức giá tạm tính 7.700 đồng.

-Doanh nghiệp có đề xuất gì trong việc tháo gỡ những vướng mắc này, thưa bà?

Vì xác định đây dự án dân sinh, lâu dài, nên trong giai đoạn này chúng tôi chưa có áp lực với người dùng và thành phố về giá. Việc tính toán lại giá bán sẽ được tiến hành sau khi dự án hoàn thành và kiểm toán nhà nước vào kiểm tra.

Tuy nhiên, doanh nghiệp mong muốn được điều tiết về giá và đảm bảo cấp nước cho nhà máy hoạt động hết công suất. Chính thị trường, người tiêu dùng sẽ là người điều tiết giá bán nước cho chúng tôi, để chúng ta được dùng nước sạch đúng nghĩa, hơn thế nữa là đảm bảo sức khoẻ và sự sống cho khách hàng của mình.

po;

Mọi hoạt động của nhà máy đều được kiểm soát dựa trên thời gian thực.

Đồng thời, công tuyên truyền cần đẩy mạnh để người dân hiểu được ý nghĩa của nước sạch, sử dụng và giảm thiểu được các căn bệnh hiểm nghèo, thực sự rất xót xa. 

- Nhưng hiện các khách hàng của Nhà máy nước mặt sông Đuống mới chỉ là các đơn vị sỉ, doanh nghiệp đã tính tới khách hàng tiêu dùng cá nhân chưa?

Chiến lược của chúng tôi là bán sỉ, nhưng theo đề xuất của thành phố chúng tôi sẽ tiến tới bán lẻ. Hiện có 17 điểm được Aquaone bán trung chuyển để đến với nhà dân, trong đó có Công ty nước Hà Đông, Công ty Viwaco, Công ty cổ phần nước Số 2... Dựa trên các hợp đồng đã ký kết, mọi hoạt động của nhà máy và khách hàng đều được kiểm soát dựa trên thời gian thực.

Tuy nhiên, do áp lực nước sạch đầu ra của các công ty cấp nước tại Hà Nội chỉ duy trì mức 35m, nên phải chờ đảm bảo được áp lực đường ống, loại bỏ bồn chứa doanh nghiệp mới đưa nước tới tận nhà dân được.

Dự án sử dụng nguồn nước thô được khai thác từ sông Đuống có chất lượng và lưu lượng đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và đáp ứng các giai đoạn phát triển nâng công suất nhà máy nước đến năm 2050.

Dự án sử dụng nguồn nước thô được khai thác từ sông Đuống đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và đáp ứng các giai đoạn phát triển nâng công suất nhà máy nước đến năm 2050.

Thực tế, các hộ dân thuộc hai xã Phù Đổng và xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm đã được sử dụng nước sạch của nhà máy tới tại vòi để sinh hoạt.

- Xin cảm ơn bà!

Dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án được phê duyệt đầu tư theo quyết định số 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/3/2013 và Quyết định chủ trương đầu tư của UBND TP Hà Nội ngày 03/6/2016.

Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng (225 triệu USD), bao gồm 2 hợp phần chính: Công trình thu - trạm bơm nước thô, nhà máy nước được quy hoạch trên diện tích gần 65 ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm) và tuyến ống truyền dẫn cấp 1 (đường kính từ 800 đến 1800 mm) dài 76 km phân bố trên huyện Gia Lâm; Long Biên; Sóc Sơn; Đông Anh; Hoàng Mai, Thanh Trì và khu vực Hưng Yên. Dự án sử dụng nguồn nước thô được khai thác từ sông Đuống có chất lượng và lưu lượng đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và đáp ứng các giai đoạn phát triển nâng công suất nhà máy nước đến năm 2050.

Thy Hằng