Lối ra nào cho Vinafood 2?

NGUYỄN VIỆT 22/10/2020 11:00

Nửa đầu năm 2020, Vinafood 2 lỗ tiếp hơn 160 tỷ đồng, gấp ba lần cùng kỳ năm trước dù doanh thu tương đương.

Các doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ tỷ lệ chi phối gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Đơn cử, Vinafood 2 chỉ một chiều thua lỗ từ trước và ngay cả sau khi cổ phần hóa.

Vinafood 2 là một ví dụ điển hình, khi chỉ một chiều thua lỗ từ trước và ngay cả sau khi cổ phần hóa.

Vinafood 2 chỉ một chiều thua lỗ từ trước và ngay cả sau khi cổ phần hóa.

Điểm chung trong giải trình là do "chính sách nhập khẩu gạo của các nước có nhiều thay đổi theo khuynh hướng tự do hóa thương mại, gia tăng các rào cản, cạnh tranh gay gắt, giá chào người mua đưa ra rất thấp so với giá thành sản xuất". Nói cách khác, chính bộ máy cồng kềnh, cơ chế quản lý kiểu cũ đã khiến Vinafood 2 "đi lùi" sau cổ phần hóa.

Đến cuối tháng 6/2020, doanh nghiệp đầu ngành xuất khẩu gạo khu vực phía nam chịu lỗ lũy kế hơn 2.000 tỷ đồng trên vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng. Quy mô tài sản chỉ một chiều đi xuống, trong khi việc quyết toán vốn Nhà nước vẫn chưa hoàn tất.

Trước những gì diễn ra tại Vinafood 2, giới đầu tư không khỏi băn khoăn, tại sao có một cổ đông chiến lược "bạo vì tiền" như T&T Group và một  Vinafood 2 "mạnh vì gạo" lại  không thể khởi sắc.

Trên thực tế, thời gian qua T&T Group gần như chưa thể hiện được vai trò rõ ràng trong điều hành và chi phối, dù đã chi ra hàng nghìn tỷ đồng trở thành cổ đông chiến lược. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch kinh doanh hàng năm hay các phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường… đều thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, nhưng với sở hữu Nhà nước áp đảo, 3/5 nhân sự này đều là người đại diện phần vốn.

Cũng cần nói thêm rằng, dù có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân, nhưng cổ đông Nhà nước vẫn nắm quyền chi phối và kiểm soát Vinafood 2 thông qua Uỷ ban Quản lý vốn khi nắm tới 51% cổ phần. Điều này cũng đồng nghĩa, dù Luật Doanh nghiệp quy định về quyền hạn cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, nhưng mọi quyết định tại Vinafood 2 vẫn phải do người đại diện phần vốn xin ý kiến cổ đông Nhà nước.

Mặc dù T&T Group gần đây đã tham gia vào hoạt động điều hành, tích cực đưa ra các giải pháp về quản lý, cấu trúc nhưng chính do cơ chế quản trị nhà nước chưa xử lý được, vận hành vào thực tế còn chậm, khó khăn và có nhiều giải pháp không thể đạt được sự đồng thuận.

Chính điều này cũng dẫn tới thực trạng cổ phần hóa hiện nay của Vinafood thực chất chỉ là "bình mới rượu cũ". Tình trạng kinh doanh vẫn tiếp tục yếu kém và thậm chí sẽ tiếp tục yếu kém trong thời gian tới nếu vẫn duy trì cơ cấu tổ chức, phương thức vận hành "hiện nay như trước kia".

Nếu tình trạng này còn kéo dài, một trong những rủi ro mà Vinafood 2 phải đối mặt là khả năng mất thanh khoản, dẫn tới đình trệ kinh doanh, nguy cơ mất vốn cho Nhà nước và các cổ đông.

một cổ đông chiến lược

Với một cổ đông chiến lược "bạo vì tiền" như T&T Group và Vinafood 2 "mạnh vì gạo" nhưng vẫn không thể khởi sắc.

Theo đánh giá của Chính phủ, tỷ lệ vốn nhà nước trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn cao dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư. Mặt khác, do tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ còn cao nên sau khi chuyển sang công ty cổ phần, việc thay đổi quản trị doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ câu chuyện trên, một chuyên gia chia sẻ, dù CPH với sự tham gia của cổ đông chiến lược tiềm lực với mong muốn cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, mô hình quản trị để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp và quyền lợi Nhà nước và cổ đông.

Tuy nhiên, khi cổ đông nhà nước vẫn chiếm đa số thì việc chuyển đổi thực sự sẽ khó khăn. Thực tế này kéo dài sẽ khiến không chỉ cổ đông, doanh nghiệp bị ảnh hưởng mà nền kinh tế cũng bị tác động. Vì khi 1 doanh nghiệp lớn, kinh doanh lĩnh vực thế mạnh Việt Nam là lúa gạo khó khăn sẽ tác động lớn đến sản xuất lúa gạo, đời sống nông dân, hoạt động xuất khẩu và cả an ninh lương thực quốc gia.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, nếu Nhà nước không có cơ chế đặc thù để xử lý dứt điểm khó khăn, vướng mắc để thoái càng nhanh càng tốt, thì chắc chắn bất lợi và thiệt hại sẽ càng nhiều hơn nếu kéo dài thời gian thoái vốn.

Vẫn theo ông Long, sự chậm trễ trong CPH, thoái vốn dẫn đến tâm lý hoạt động cầm chừng, chờ đợi, thậm chí bất an của chính đội ngũ quản lý và người lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những lo ngại này đặt ra một yêu cầu bức thiết về việc phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ CPH, thoái vốn trong thời gian tới.

“Không chỉ Vinafood 2, Sông Hồng mà các doanh nghiệp CPH khác không nhanh chóng xử lý những tồn tại của bộ máy vận hành cũ, không chỉ cổ đông chiến lược thiệt hại mà người thiệt hại lớn nhất chính là Nhà nước cùng với hàng nghìn người lao động”, ông Long nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Vinafood 2 “bê bết” với tổng lỗ lũy kế gần 2.000 tỷ đồng

    Vinafood 2 “bê bết” với tổng lỗ lũy kế gần 2.000 tỷ đồng

    01:58, 08/10/2020

  • Vinafood 2 tiếp tục rơi vào

    Vinafood 2 tiếp tục rơi vào "vòng xoáy" thua lỗ

    11:00, 07/09/2020

  • Khai thác bất động sản có

    Khai thác bất động sản có "cứu" được Vinafood 2?

    03:22, 03/03/2020

  • Những thương vụ thoái vốn nhà nước đình đám năm 2018 (Kỳ 1): Vinafood 2 có cơ

    Những thương vụ thoái vốn nhà nước đình đám năm 2018 (Kỳ 1): Vinafood 2 có cơ "đổi vận"?

    16:30, 05/03/2018

  • Vinafood 2 có

    Vinafood 2 có "dễ xơi"?

    06:30, 06/02/2018

NGUYỄN VIỆT