Doanh nghiệp nỗ lực chống dịch, sản xuất cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng

AN ĐỊNH 09/08/2021 12:53

Các hệ thống phân phối, bán lẻ và các nhà sản xuất thực phẩm hiện vẫn nỗ lực ngày đêm để cung ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Tình hình dịch Covid-19 đang rất căng thẳng, nhiều địa phương trên cả nước như Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương… đã thực hiện giãn cách xã hội nhiều cấp độ để phòng chống dịch. Các hệ thống phân phối, bán lẻ và các nhà sản xuất thực phẩm nỗ lực ngày đêm để cung ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Người lao động sản xuất hàng thiết yếu tại nhà máy

Người lao động sản xuất hàng thiết yếu tại nhà máy

Masan là doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ có quy mô lớn nhất nước với hơn 30 nhà máy, tổ hợp chế biến thực phẩm, hệ thống bán lẻ gần 2.500 siêu thị/cửa hàng phủ sóng khắp Việt Nam. Các nhà máy, siêu thị cung ứng hàng thiết yếu của Masan đã và đang duy trì hoạt động để cung ứng hàng hóa đầy đủ, giá cả ổn định phục vụ người tiêu dùng xuyên suốt.

Doanh nghiệp nỗ lực duy trì sản xuất, đảm bảo chuỗi cung ứng không đứt gãy

Tp. HCM và các vùng tâm dịch khác như Long An, Bình Dương, Hậu Giang… đều có chỉ thị dừng hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn nếu không đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch. Các địa phương này chỉ cho phép doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất khi đảm bảo thực hiện vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương án “3 tại chỗ” (3T) hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”.

Phương án này giúp công nhân tránh tiếp xúc ngoài, giúp lực lượng y tế có thể nhanh chóng khoanh vùng và dập dịch nếu có F0 xuất hiện. Tuy nhiên, nhà máy sản xuất không có công năng để ở, do đó, việc bố trí cho công nhân ăn, ngủ nghỉ tại nhà máy tạo áp lực rất lớn lên doanh nghiệp. Đảm bảo phương án sản xuất “3 tại chỗ” cũng khiến doanh nghiệp phải chi thêm rất nhiều chi phí để duy trì sản xuất. Ngoài ra tâm lý người lao động bất an khi chưa được tiêm vaccin, lao động nữ không thể làm việc theo phương án này do bận chăm sóc gia đình, con nhỏ dẫn đến nghỉ việc, thiếu nhân công... là những khó khăn mà các nhà máy đang đối mặt.

Nhà máy MSI tại Bình Dương của Masan, dù đang thiếu lao động so với điều kiện bình thường nhưng vẫn duy trì sản xuất, phục vụ các mặt hàng thiết yếu như nước mắm, nước tương, gia vị, đồ uống… cho người dân. Ngoài tuân thủ các quy định chung về “3 tại chỗ” của nhà nước, MSI còn động viên tinh thần, hỗ trợ người lao động bằng các chính sách kịp thời, cụ thể như tổ chức xét nghiệm cho công nhân định kỳ tại nhà máy để họ không phải đi lại nhiều; hỗ trợ chi phí, trả lương theo chính sách dành riêng cho nhân viên mùa Covid. Đặc biệt, cán bộ nhân viên được tặng cả gói bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo hiểm 40 triệu đồng. Nhà máy cũng phối hợp với chính quyền thiết lập khu đệm để dự trữ, sàng lọc sức khỏe lực lượng lao động để sẵn sàng thay thế khi cần thiết.

Tại nhà máy MEATDeli Sài Gòn đã áp dụng chỉ thị 3T để tăng cường phòng chống dịch và duy trì sản xuất. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, tổ hợp chế biến thịt MEATDeli Sài Gòn không xảy ra ca F0 nào và hoạt động xuyên suốt, không bị gián đoạn do dịch bệnh.  Dù gặp nhiều khó khăn, nhà máy đã tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu thịt sạch của người dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Đảm bảo cung ứng  kịp thời hàng hóa thiết yếu đến người dân với không gian mua sắm an toàn

Trong mùa dịch, nhu cầu mua sắm của người dân tăng đột biến. Vận chuyển, cung ứng hàng hóa trong thời gian giãn cách của các nhà sản xuất, bán lẻ đang gặp nhiều khó khăn. Nhằm đảm cung ứng kịp thời nhu yếu phẩm cho người dân, VinMart/VinMart+ chủ động làm việc với ban chỉ đạo phòng chống dịch tại các địa phương nhằm giúp các xe chở hàng hóa, lương thực thiết yếu được lưu thông nhanh chóng.

Đo nhiệt độ cho nhân viên tại nhà máy

Đo nhiệt độ cho nhân viên tại nhà máy

Bên cạnh đó, người dân cũng lo ngại nguy cơ bị lây nhiễm khi mới đây CDC Hà Nội đã công bố hàng chục ca nhiễm của một nhà cung cấp thực phẩm. Kết quả là nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố phải tạm dừng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, đồng thời cách ly các nhân viên có liên quan để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Các hệ thống siêu thị, cửa hàng càng phải củng cố vững chắc hơn các tuyến phòng dịch.

Là hệ thống bán lẻ lớn nhất cả nước, từ đầu mua dịch, VinMart/VinMart+ đã thiết lập không gian mua sắm an toàn với các biện pháp phòng dịch: Tuân thủ bắt buộc 5K đối với nhân viên, đối tác và khách hàng; tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh của từng địa phương; triển khai các tuyến phòng dịch nội bộ nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Kiểm soát hàng hóa chặt chẽ đặc biệt đối với các nhóm ngành hàng thực phẩm, hàng tươi sống. Ngoài việc nhà cung cấp phải đáp ứng đầy đủ các giấy tờ chứng nhận theo quy đình. Hàng hóa được kiểm nghiệm thêm một lần nữa qua hệ thống trạm kiểm nghiệm VSATTP (với kết quả phân tích tại đây được cơ quan thẩm quyền nhà nước công nhận về mặt pháp lý và được thừa nhận trên trường quốc tế). Những lô hàng đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chí sẽ được đưa vào hệ thống bán hàng của siêu thị cửa hàng VinMart/VinMart+. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, các công tác kiểm soát kiểm nghiệm được tăng cường để đảm bảo 100% thực phẩm sạch đến được tay người tiêu dùng.

Tiêm vaccine – giải pháp giữ chân người lao động và duy trì sản xuất

Ngoài các công tác phòng chống dịch của doanh nghiệp thì tiêm vaccine cho người lao động là phương pháp hiệu quả để giữ chân nhân công và duy trì sản xuất. Masan có gần 40.000 nhân viên làm việc ở các lĩnh vực thiết yếu, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng hàng tiêu dùng cho người dân. Họ hoạt động ở tuyến đầu chống dịch và có mức tiếp xúc cao với cộng đồng, nguy cơ phơi nhiễm cao.

Nhân viên tại nhà máy Vĩnh Hảo áp dụng nghiêm túc thông điệp 5K

Nhân viên tại nhà máy Vĩnh Hảo áp dụng nghiêm túc thông điệp 5K

Tuy nhiên, hiện tại số lượng được tiêm vaccine chỉ mới có khoảng ¼ trong tổng nguồn lao động. Tiêm vaccine giúp nhân viên bán lẻ và sản xuất an tâm công tác, giải tỏa nỗi lo của họ và gia đình.

Chị Mai Anh, nhân viên siêu thị tại Hà Nội cho biết: “Siêu thị nơi tôi đang làm việc có số lượng nhân sự trên 200 người nhưng chưa tới 5% số lượng nhân viên được tiêm phòng vaccine phòng dịch COVID-19. Do đó, tôi và các đồng nghiệp khẩn thiết mong mỏi Nhà nước và Chính phủ hỗ trợ tiêm chủng cho lực lượng nhân viên tuyến đầu của hệ thống bán lẻ để chúng tôi yên tâm công tác và tạo môi trường mua sắm an toàn cho người dân".

Có thể bạn quan tâm

  • Cần ưu tiên vaccine cho nhân viên ngành bán lẻ và sản xuất hàng thiết yếu

    Cần ưu tiên vaccine cho nhân viên ngành bán lẻ và sản xuất hàng thiết yếu

    13:00, 04/08/2021

  • Bộ Công Thương đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho lao động vận tải và logistics

    Bộ Công Thương đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho lao động vận tải và logistics

    21:00, 30/07/2021

  • HUBA: Đề xuất giải pháp ngăn nguy cơ đứt gãy nguồn cung hàng thiết yếu

    HUBA: Đề xuất giải pháp ngăn nguy cơ đứt gãy nguồn cung hàng thiết yếu

    15:40, 08/08/2021

  • VinCommerce nỗ lực đảm bảo cung ứng, đề xuất giải pháp cung cấp nhu yếu phẩm đến tận tay người dân

    VinCommerce nỗ lực đảm bảo cung ứng, đề xuất giải pháp cung cấp nhu yếu phẩm đến tận tay người dân

    09:40, 04/08/2021

AN ĐỊNH