Bộ Công Thương đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho lao động vận tải và logistics

NGUYỄN VIỆT 30/07/2021 21:00

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa ký văn bản hoả tốc đề nghị các địa phương ưu tiên tiêm vaccine cho lái xe, người lao động ngành vận tải và logistics.

Đề nghị này của Bộ Công Thương được nêu lên tại văn bản số 4580/BCT-CN ngày 30/7/2021 nhằm góp phần bảo đảm việc lưu chuyển hàng hóa trong bối cảnh nhiều địa phương đã và đang thực hiện giãn cách xã hội và thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bộ Công Thương bổ sung đối tượng lao động trong các ngành vận tải và logistics – đặc biệt là lái xe, phụ xe, vận tải liên tỉnh, đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu… là đối tượng ưu tiên (nếu các địa phương chưa đưa các đối tượng này là đối tượng ưu tiên) tiêm vắc xin như lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Bộ Công Thương đề nghị bổ sung đối tượng lao động trong các ngành vận tải và logistics, đặc biệt với lái xe, phụ xe, vận tải liên tỉnh, đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu… là đối tượng ưu tiên (nếu các địa phương chưa đưa các đối tượng này là đối tượng ưu tiên) tiêm vaccine như lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Trong công văn, Bộ Công Thương nêu rõ: “Trong thời gian qua, Bộ Công Thương nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị của các Hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp về các biện pháp phòng chống dịch, phân luồng và hạn chế lưu thông hàng hoá của nhiều địa phương còn phức tạp, không thống nhất, làm phát sinh thêm rất nhiều chi phí và thời gian cho việc vận chuyển hàng hoá phục vụ hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

Hoạt động logistics, vận chuyển, lưu thông hàng hoá là mạch máu của các hoạt động kinh tế đất nước, trong đó có sản xuất công nghiệp. Đặc trưng của sản xuất công nghiệp là kết nối sản xuất theo chuỗi giá trị không phân biệt địa giới, hành chính. Do đó, khi không đảm bảo được quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sẽ dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất nội địa.

Sự gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử… trong chuỗi giá trị toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn.

Trong trường hợp gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu, các nhà mua hàng và sản xuất lớn trên thế giới sẽ tìm kiếm sự bù dắp thiếu hụt chuỗi cung ứng từ các quốc gia khác thay cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc quay trở lại chuỗi giá trị, chuỗi cung cứng toàn cầu sẽ cực kỳ khó khăn và cần phải có quá trình lâu dài. 

Bên cạnh đó, các ngành chế biến nông sản, thực phẩm chế biến các thực phẩm thiết yếu khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tính chất mùa vụ cũng như hạn sử dụng ngắn hạn, kéo theo sự khó khăn nghiêm trọng của các doanh nghiệp và nông dân ngành chăn nuôi và nông nghiệp.

Sự gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất cũng dẫn đến sự gián đoạn của luồng tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra áp lực tài chính lớn cho doanh nghiệp, đồng thời, cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khoảng hơn 11,3 triệu lao động trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng như hàng chục triệu lao động trong các ngành, nghề liên quan.

Bộ Công Thương nhấn mạnh: Đối tượng cần tập trung ưu tiên tiến hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong thời gian trước mắt phải là đội ngũ tài xế, phụ xe thực hiện vận tải liên tỉnh và lao động trong các ngành logistics phục cụ lưu thông hàng hóa tại các cảng biển, cửa khẩu…

Bộ Công Thương nhấn mạnh, đối tượng cần tập trung ưu tiên tiến hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong thời gian trước mắt phải là đội ngũ tài xế, phụ xe thực hiện vận tải liên tỉnh và lao động trong các ngành logistics phục cụ lưu thông hàng hóa tại các cảng biển, cửa khẩu…

Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân chủ yếu của việc gián đoạn quá trình lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong thời gian qua chủ yếu do nhiều cấp chính quyền còn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của lực lượng lao động trong các ngành vận tải và logistics trong việc phục vụ lưu thông hàng hóa cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh. 

Để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh, những người lao động trong các ngành vận tải, đặc biệt là các tài xế, nhân viên vận tải liên tỉnh, đội ngũ lao động taijc ảng biển, cửa khẩu… đóng vai tèo hết sức quan trọng tương tự với các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Họ có nhiệm vụ bảo đảm sự liên tục, thông suốt trong cung cấp hàng hóa thiết yếu, vật tư, thiết bị y tế phòng chống dịch cũng như trong việc cung ứng nguyên vật iệu hàng hóa cho chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước, từ đó có vai trò then chốt trong việc duy trì hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu và phát triển kinh tế.

Do chưa đánh giá đúng vai trò của đội ngũ lao động này, nhiều địa phương chưa được ưu tiên thực hiện các chính sách phòng dịch, đặc biệt là ưu tiên tiêm vaccine. Từ đó dẫn đến các quy trình kiểm dịch rất phức tạp, tốn kém, gây lãng phí thời gian và chi phí của doanh nghiệp. 

Trong công văn số 4580 gửi các địa phương, Bộ Công Thương nhấn mạnh: "Đối tượng cần tập trung ưu tiên tiến hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong thời gian trước mắt phải là đội ngũ tài xế, phụ xe thực hiện vận tải liên tỉnh và lao động trong các ngành logistics phục cụ lưu thông hàng hóa tại các cảng biển, cửa khẩu…Hiện nay, chưa có căn cứ khoa học nào khẳng định hàng hóa là nguồn lây nhiễm COVID-19, do đó, nếu giải quyết được việc ưu tiên tiêm vaccine cho các đối tượng nêu trên tương tự như các lự lượng tuyến đầu  chống dịch thì việc lưu chuyển hàng hóa sẽ được bảo đảm thông suốt".

Từ đó, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Thứ nhất, bổ sung đối tượng lao động trong các ngành vận tải và logistics – đặc biệt là lái xe, phụ xe, vận tải liên tỉnh, đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu… là đối tượng ưu tiên (nếu các địa phương chưa đưa các đối tượng này là đối tượng ưu tiên) tiêm vaccine như lực lượng tuyến đầu chống dịch nhằm bảo đảm dòng lưu thông hàng hóa được thông suốt, tránh đứt gãu chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất.

Thứ hai, chỉ đạo cơ quan y tế địa phương, quán triệt và thực hiện nghiêm việc ưu tiên tiêm vaccine cho các đối tượng nêu trên.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Công Thương đề xuất Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông”

    Bộ Công Thương đề xuất Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông”

    20:29, 27/07/2021

  • Bộ trưởng Bộ Công thương: Không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu!

    Bộ trưởng Bộ Công thương: Không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu!

    00:00, 26/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ Công Thương đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho lao động vận tải và logistics
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO