COVID-19: Liều thuốc thử cho sự phấn đấu về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là hành trình dài, cần sự kiên nhẫn và quyết tâm cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn dài hạn và chấp nhận đương đầu với không ít khó khăn.
>>>Chuyển đổi thành ngân hàng số là hướng phát triển bền vững cho các ngân hàng
Đứng trước nguy cơ tài nguyên bị cạn kiệt vì khai thác quá mức, nhiều nước trên thế giới đã ngày càng ý thức việc phát triển kinh tế xã hội phải gắn với phát triển bền vững (PTBV) nhằm giải quyết những thách thức từ môi trường.
Tại Việt Nam, PTBV trở thành chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước, là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường.
Thách thức “kép” cho doanh nghiệp
Ở tầm vi mô, rõ ràng phát triển bền vững không còn là câu chuyện ở tầm quốc tế, quốc gia mà là vấn đề của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn trong PTBV ở Việt Nam là nhận thức và năng lực thực hiện của toàn hệ thống vẫn còn thấp.
Theo đại diện British American Tobacco (BAT) Việt Nam, khó khăn lớn nhất mà BAT gặp phải là yếu tố con người và cơ sở hạ tầng. Đến nay, nhiều người Việt Nam vẫn chưa hiểu rõ và chưa có thói quen về PTBV.
Thách thức khác cho BAT cùng những doanh nghiệp hướng đến bền vững là không nhiều nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu về môi trường và PTBV theo tiêu chuẩn của công ty.
Bên cạnh đó, việc thực thi phát triển bền vững cũng đòi hỏi liên quan đến đầu tư tài chính. Đó là chi phí mua tài nguyên thiên nhiên (như năng lượng, nước, vật liệu khác), chi phí cho xử lý, kiểm soát, nghiên cứu phát triển; chi phí dự phòng rủi ro pháp lý, khôi phục môi trường, chi phí ngoại tác, chi phí xây dựng hình ảnh doanh nghiệp...
Khi những thách thức đó còn hiển hiện thì Covid-19 đến càng “bồi” thêm gánh nặng vào những nỗ lực của doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp làm ăn khó khăn, tài chính suy giảm đã cắt giảm bớt các khoản đầu tư cho thực thi PTBV.
Xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững
Phát triển bền vững để thích ứng với tương lai
Kiên trì với con đường bền vững
Dù đứng trước không ít khó khăn, BAT tại Việt Nam vẫn kiên định với chiến lược phát triển bền vững gắn với kinh tế tuần hoàn. Công ty chú ý đến các hoạt động bảo tồn tài nguyên tự nhiên như tiết kiệm nước, bảo vệ tài nguyên rừng, tránh xói mòn đất, duy trì độ phì nhiêu cho đất, quản lý năng lượng…
Theo báo cáo Environmental, Social and Governance - ESG 2020 của BAT, trong giai đoạn 2002-2020, BAT Việt Nam đã cung cấp hơn 26 triệu cây giống cho nông dân các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Gia Lai, Tây Ninh, Đắk Lắk và Đồng Nai. Những đóng góp này góp phần phủ xanh đất trống và đồi trọc cũng như mang lại hiệu quả về kinh tế cho nông dân tại các địa phương tham gia.
BAT Việt Nam đã và đang nổ lực thay đổi thói quen trồng trọt của nông dân tại vùng trồng lá mà BAT đầu tư từ kiểu tự phát sang cách làm bền vững. Hiện tại, sau 17 năm tham gia các chương trình đào tạo và thực hiện theo hướng dẫn của công ty, có những hộ nông dân vùng Tây Nguyên đã tăng năng suất từ 2 tấn/ha lên 3,5 tấn/ha với thu nhập trung bình tăng đáng kể, gấp hai, ba lần so với kiểu canh tác truyền thống.
Hiện nay chương trìnhKhảo nghiệm và chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến của BAT cho các vùng trồng thuốc lá đang triển khai tập trung tại 2 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk và Gia Lai. Những thành quả như sử dụng giống lai bất dục nhập khẩu, phân bón phức hợp đặc dụng cho từng loại đất cụ thể, chuyển đổi lò sấy củi sang lò sấy trấu, ngắt ngọn điệt chồi giúp tăng năng suất, chất lượng lá thuốc … được hầu hết nông dân hưởng ứng và áp dụng một cách hiệu quả.
Riêng chương trình lò sấy tự động cần đầu tư ban đầu khá lớn nên việc triển khai từng bước kết hợp với việc nội địa hóa thay thế hàng nhập khẩu để giảm giá thành phù hợp với điều kiện Nông dân Việt Nam hơn. Vì thế, dự án này vẫn nằm trong bước thử nghiệm nhân rộng. Còn mô hình áp dụng tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, giảm công lao động giúp đáp ứng đúng và đủ nhu cầu nước của cây, giảm thiểu thất thoát... đã được hơn 300 nông dân/600 hecta tại 2 tỉnh hưởng ứng, dù đây chỉ mới là mùa vụ thứ 2 chuyển giao cho bà con.
Hướng đến 2025, toàn bộ nông dân của BAT tại 2 tỉnh này sẽ áp dụng 100% hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây thuốc lá. Với 1.600 hecta, vùng trồng sẽ góp phần tiết kiệm gần 2 triệu m3 nước tưới mỗi vụ mùa so với cách tưới rãnh truyền thống.
Chia sẻ về vấn đề phát triển bền vững tại BAT, ông Phạm Hùng Anh Tuấn - Giám đốc khối Sản xuất, BAT khu vực Đông Á, cho hay đối với BAT trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn cần được thực hiện một cách bao quát trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ đó mang đến cơ hội đổi mới và giảm tác động tổng thể đến môi trường.
“Những ứng dụng hiệu quả về phát triển bền vững giúp BAT trên quy mô toàn cầu liên tiếp được công nhận trên bảng chỉ số phát triển bền vững Dow Jones và liên tiếp được Financial Times công nhận là Diversity Leader”, ông Tuấn nói và chia sẻ thêm với những hành động bền vững trên, 2021 là năm thứ 3 BAT đượcvinh danh trong danh sách 100 Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam do VCCI – VBCSD tổ chức.
Đây có thể coi là một dấu ấn quan trọng đối với những nỗ lực của BAT Việt Nam, tạo thêm động lực cho công ty tiếp tục kiên trì theo đuổi mục tiêu PTBV.
Có thể bạn quan tâm
Bất động sản tầm trung và triển vọng phát triển bền vững
08:00, 07/01/2022
Chỉ số phát triển bền vững của VPBank tăng cao trong năm 2021
16:23, 04/01/2022
Phát triển bền vững, kim chỉ nam đi đến thành công của FCV Việt Nam
08:20, 03/01/2022
ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Xây dựng nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững!
00:11, 01/01/2022