Thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu: Bộn bề trăm mối…

NGUYỄN CHUẨN 14/07/2022 03:30

Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cơ quan giám sát các cuộc đàm phán toàn cầu, cho biết các quy tắc đề xuất thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu sẽ bị trì hoãn đến giữa năm sau.

>>>Thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu: Có còn “cuộc đua xuống đáy”?

Điều này đồng nghĩa với dự kiến thúc đẩy việc ban hành thỏa thuận, đã được dự định vào năm tới, ít nhất cũng phải lùi lại cho đến năm 2024.

Thỏa thuận bị trì hoãn

Đầu tháng 10 năm ngoái, 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đạt được thỏa thuận thiết lập mức thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu 15%.

Thỏa thuận mới sẽ tấn công vào những “gã khổng lồ” kỹ thuật số như Facebook hay là Amazon.

Thỏa thuận này được coi là sẽ tấn công vào những “gã khổng lồ” kỹ thuật số như Facebook hay là Amazon.

Theo đó, thỏa thuận lịch sử này được coi là cải cách mang tính bước ngoặt, một quyền đánh thuế mới sẽ cho phép các quốc gia đánh thuế một phần lợi nhuận của các công ty đa quốc gia tạo ra, dựa trên doanh số thu được trong biên giới của mỗi quốc gia.

Mức thuế doanh nghiệp tối thiểu này được dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2023. Các quốc gia cũng sẽ có nhiều phạm vi hơn để đánh thuế các công ty đa quốc gia hoạt động trong biên giới của họ, ngay cả khi những công ty này không có sự hiện diện thực tế ở đó.

Động thái này dự kiến sẽ tấn công những công ty công nghệ như Amazon và Facebook, đồng thời cũng sẽ có tầm ảnh hưởng rộng đến các công ty lớn có doanh thu toàn cầu trên 20 tỷ euro và tỷ suất lợi nhuận trên 10%. Một phần tư của bất kỳ khoản lợi nhuận nào họ kiếm được trên 10% sẽ được phân bổ lại cho các quốc gia nơi họ kiếm được.

Theo các kiến trúc sư của thỏa thuận đánh giá, động thái này sẽ tạo ra một mức thuế đáng kể đối với nhiều tập đoàn lớn và chấm dứt một cuộc chiến quốc tế về cách mà các công ty công nghệ bị đánh thuế, và đồng thời nó cũng sẽ chấm dứt "cuộc đua xuống đáy" toàn cầu về thuế suất doanh nghiệp.

Nhưng, sự chậm trễ của OECD liên quan đến những thách thức mà các nhà đàm phán phải đối mặt trong việc tìm ra cách phân bổ lại quyền đánh thuế giữa các quốc gia.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc nhanh nhất có thể để hoàn thành công việc này, nhưng chúng tôi cũng sẽ mất nhiều thời gian cần thiết để thực hiện đúng các quy tắc”, Mathias Cormann, Tổng thư ký OECD cho biết trong một tuyên bố. “Những quy tắc này sẽ định hình các thỏa thuận thuế quốc tế của chúng ta trong nhiều thập kỷ tới. Điều quan trọng là làm cho chúng đúng”.

>>>Big Tech tìm cách đáp trả thuế công nghệ châu Âu

>>>Mỹ đề xuất bịt “lỗ hổng” lách thuế doanh nghiệp

Nguyên nhân vì đâu?

Việc ban hành mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đã vấp phải trở ngại ở phía Mỹ và Châu Âu. Trong khi Hungary đang ngăn cản Liên minh châu Âu, vốn cần sự ủng hộ nhất trí của tất cả các thành viên, ban hành mức thuế tối thiểu 15%. Trước đó, Ba Lan đã tạm thời rút lại sự ủng hộ đối với thỏa thuận này.

Còn tại Mỹ, chính quyền Biden đã có kế hoạch ban hành các thay đổi về thuế thông qua một gói kinh tế và khí hậu sâu rộng mà đảng Dân chủ đã thúc đẩy vào năm ngoái. Nhưng, đề xuất đó phần lớn đã bị sụp đổ, và Bộ Tài chính Mỹ thay vào đó, đã đưa ra một dự luật chi tiêu hẹp hơn mà đảng Dân chủ hy vọng sẽ thông qua vào mùa hè này.

Điều này đã khiến nước Mỹ chưa thể kịp tuân thủ cho thỏa thuận này. Và Bộ Tài chính Mỹ đã lên tiếng ủng hộ sự trì hoãn của OECD và không coi đó là một bước lùi.

Michael Kikukawa, phát ngôn viên của Bộ Tài chính Mỹ cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh OECD đã đồng ý trì hoãn để cho phép thêm thời gian đàm phán giữa các chính phủ và tham vấn với các bên liên quan. Tiến bộ đáng kể đã được thực hiện và thời gian bổ sung sẽ đảm bảo tất cả chúng ta thực hiện đúng thỏa thuận lịch sử này”.

Trên thực tế, việc trì hoãn của thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu, dù được coi là khoảng lặng cần thiết, giúp các nhà đàm phán có thêm thời gian để tìm ra một loạt các chi tiết phức tạp xung quanh cách viết lại các hiệp ước thuế quốc tế và ban hành mức tối thiểu toàn cầu tại hơn 130 quốc gia. Nhưng nó cũng cho thấy một sự bất ổn của hầu hết các quốc gia, bao gồm cả nước Mỹ, trong bối cảnh lo ngại về lạm phát và suy thoái toàn cầu đang gia tăng ở nhiều quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

  • Thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu: Có còn “cuộc đua xuống đáy”?

    Thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu: Có còn “cuộc đua xuống đáy”?

    05:01, 11/10/2021

  • Mỹ đề xuất bịt “lỗ hổng” lách thuế doanh nghiệp

    Mỹ đề xuất bịt “lỗ hổng” lách thuế doanh nghiệp

    05:03, 17/04/2021

  • Thái Lan đề xuất đánh thuế doanh nghiệp Internet ngoại

    Thái Lan đề xuất đánh thuế doanh nghiệp Internet ngoại

    16:19, 11/06/2020

  • Siết chặt quản lý thuế doanh nghiệp có giao dịch liên kết

    Siết chặt quản lý thuế doanh nghiệp có giao dịch liên kết

    14:02, 28/08/2019

NGUYỄN CHUẨN