Thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu: Có còn “cuộc đua xuống đáy”?

Diendandoanhnghiep.vn Mới đây, 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đạt được thỏa thuận thiết lập mức thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu. Nhiều cải cách mang tính bước ngoặt…

Thỏa thuận này là như thế nào?

Vào thứ Sáu (8 tháng 10), 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đạt được thỏa thuận thiết lập mức thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu 15%.

Hầu hết các quốc gia đã 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đạt được thỏa thuận thiết lập mức thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu.

Hầu hết các quốc gia đã đạt được thỏa thuận thiết lập mức thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, thỏa thuận lịch sử này có những cải cách mang tính bước ngoặt, một quyền đánh thuế mới sẽ được tạo ra cho phép các quốc gia đánh thuế một phần lợi nhuận của các công ty đa quốc gia tạo ra, dựa trên doanh số thu được trong biên giới của mỗi quốc gia.

Mức thuế doanh nghiệp tối thiểu này sẽ có từ năm 2023. Các quốc gia cũng sẽ có nhiều phạm vi hơn để đánh thuế các công ty đa quốc gia hoạt động trong biên giới của họ, ngay cả khi những công ty này không có sự hiện diện thực tế ở đó.

Động thái này dự kiến sẽ tấn công những “gã khổng lồ” kỹ thuật số như Amazon và Facebook, và cũng sẽ ảnh hưởng đến các công ty lớn có doanh thu toàn cầu trên 20 tỷ euro (23 tỷ USD) và tỷ suất lợi nhuận trên 10%. Một phần tư của bất kỳ khoản lợi nhuận nào họ kiếm được trên 10% sẽ được phân bổ lại cho các quốc gia nơi họ kiếm được.

Thỏa thuận mới sẽ tấn công vào những “gã khổng lồ” kỹ thuật số như Amazon và Facebook...

Thỏa thuận mới sẽ tấn công vào những “gã khổng lồ” kỹ thuật số như Amazon và Facebook...

OECD cũng cho biết, thỏa thuận này là một kế hoạch cải cách thuế toàn cầu hai trụ cột.

Theo đó, hơn 125 tỷ USD lợi nhuận doanh nghiệp từ khoảng 100 công ty đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất thế giới sẽ được tái phân bổ theo trụ cột đầu tiên của cuộc cải cách song phương.

Trụ cột thứ hai sẽ áp đặt mức thuế tối thiểu toàn cầu ở mức 15% đối với các công ty đa quốc gia. Mặc dù nêu rõ kế hoạch sẽ không loại bỏ cạnh tranh về thuế, nhưng thỏa thuận đặt ra các quy tắc hạn chế một “cuộc đua xuống đáy” về thuế. OECD cho biết họ sẽ thu thêm 150 tỷ USD cho các chính phủ trên thế giới mỗi năm.

Theo các chuyên gia phân tích, mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% của thỏa thuận có thể sẽ là một cách hiệu quả để ngăn chặn các công ty đa quốc gia chuyển đến các thiên đường thuế.

Người trong cuộc nói gì?

Chỉ có bốn trong số 140 quốc gia tham gia cuộc đàm phán bao gồm: Kenya, Nigeria, Pakistan và Sri Lanka là phản đối.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen gọi thỏa thuận này là “một thành tựu duy nhất trong thế hệ về ngoại giao kinh tế”. Trong khi Bộ trưởng tài chính Ireland Pascal Donohoe, người đã giữ vững lập trường phản đối cho đến phút cuối cùng, đã cho biết thỏa thuận “thể hiện tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau để đạt được những kết quả tích cực cho thế giới”.

Bruno Le Maire, Bộ trưởng Tài chính Pháp cho biết: "Thỏa thuận này mở đường cho một cuộc cách mạng thuế thực sự cho thế kỷ 21. Đó là một cuộc cách mạng về thuế vì nó tạo ra sự công bằng hơn về thuế, những gã khổng lồ kỹ thuật số sẽ phải trả phần thuế của họ ở các quốc gia, nơi họ thu lợi”.

Trong khi Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng cho rằng: “Giờ đây, chúng ta có một con đường rõ ràng dẫn đến một hệ thống thuế công bằng hơn, nơi các công ty lớn trên toàn cầu trả phần lợi nhuận ở bất kỳ nơi nào họ kinh doanh”.

Có còn “cuộc đua xuống đáy”?

Theo các chuyên gia phân tích, các quy định mới sẽ chống lại một số tác động của cái mà các nhà hoạch định chính sách gọi là “cuộc đua xuống đáy” thuế doanh nghiệp trên toàn thế giới, bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia có mức thuế suất cao nhất và thấp nhất.

Liệu sau thỏa thuận có còn một “cuộc đua xuống đáy”?

Liệu sau thỏa thuận có còn một “cuộc đua xuống đáy”?

Trước đây, các quốc gia thường cạnh tranh với nhau để đưa ra một thỏa thuận hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia. Trên thực tế, việc các công ty đa quốc gia đến, thành lập nhà máy và tạo việc làm, đó là một sự kiện kinh tế quan trọng cho quốc gia đó, thậm chí đó là nước Mỹ.

Nhưng có một sự thật là, những “gã khổng lồ” trong kỷ nguyên kỹ thuật số mới đã trở nên thành thạo trong việc chuyển lợi nhuận vòng quanh, từ những khu vực họ kinh doanh sang những khu vực họ sẽ phải trả thuế thấp nhất. Đó cũng là lý do tại sao lại có các “thiên đường thuế”.

Giờ đây, hệ thống thuế mới này sẽ giảm thiểu cơ hội chuyển dịch lợi nhuận và đảm bảo rằng các doanh nghiệp lớn nhất phải trả ít nhất một số khoản thuế của họ tại nơi họ kinh doanh, thay vì nơi họ chọn đặt trụ sở chính.

Ireland, Hungary và Estonia - tất cả những nơi đều có thuế suất doanh nghiệp dưới 15% - lúc đầu phản đối kế hoạch này nhưng hiện đã đồng ý. Ireland hiện có mức thuế 12,5%, điều này đã giúp họ thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài và trở thành cơ sở cho các công ty lớn của Mỹ như Apple.

Các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google đã ủng hộ các cuộc đàm phán của OECD

Các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google đã ủng hộ các cuộc đàm phán của OECD

Trong khi đó, các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google và Amazon đã hỗ trợ các cuộc đàm phán của OECD. Một lý do là các quốc gia sẽ đồng ý rút các khoản thuế dịch vụ kỹ thuật số riêng lẻ mà họ đã áp dụng đối với các công ty này để đổi lại quyền đánh thuế một phần thu nhập của họ theo chương trình toàn cầu.

Điều đó có nghĩa là các công ty sẽ chỉ đối phó với một chế độ thuế quốc tế, không phải nhiều chế độ khác nhau tùy thuộc vào quốc gia.

Tuy nhiên, Oxfam International, một liên minh quốc tế của 20 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công, nói rằng thỏa thuận mới này là một sự “nhạo báng” đối với sự công bằng vì điều đó không có lợi cho các nước đang phát triển, phụ thuộc nhiều vào thuế doanh nghiệp hơn các nước OECD.

Susana Ruiz, người đứng đầu chính sách thuế của Oxfam.

Susana Ruiz, người đứng đầu chính sách thuế của Oxfam.

Bà Susana Ruiz, người đứng đầu chính sách thuế của Oxfam cho rằng: "Thế giới đang trải qua sự gia tăng nghèo đói lớn nhất trong nhiều thập kỷ và sự bùng nổ lớn về bất bình đẳng, nhưng đáng buồn thay, thỏa thuận này cũng sẽ không làm được gì nhiều. Thay vào đó, nó đã được một số quốc gia giàu có coi là một cái cớ để cắt giảm thuế suất doanh nghiệp trong nước, có nguy cơ dẫn đến một cuộc đua xuống đáy mới”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu: Có còn “cuộc đua xuống đáy”? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711666709 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711666709 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10