Society Pass tiếp tục mở rộng hệ sinh thái
Society Pass (SoPa) đã cho thấy tham vọng mở rộng dấu chân của mình ở Đông Nam Á bằng cách mua lại các doanh nghiệp thương mại điện tử. Nhưng, thương vụ mới nhất của họ rất khác…
>>>SoPa “hé lộ” tham vọng lớn
Cuộc hợp tác win-win
Hôm thứ Tư, công ty thương mại điện tử Society Pass (SoPa) có trụ sở tại Việt Nam đã công bố việc mua lại Thoughtful Media Group (TMG), tập đoàn video kỹ thuật số cao cấp tập trung vào thương mại xã hội (MPN) có trụ sở tại Thái Lan, cũng có sự hiện diện hoạt động tại Mỹ, Việt Nam và Philippines.
Theo SoPa cho biết trong một tuyên bố, việc mua lại TMG đánh dấu bước đột phá đầu tiên của SoPa vào Thái Lan và bổ sung vào hệ sinh thái đang phát triển của SoPa gồm các công ty hỗ trợ công nghệ đặt tại các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Nhưng, tại sao lại là Thoughtful Media Group?
Trên thực tế, TMG là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thương mại xã hội và kỹ thuật số trên toàn khu vực Đông Nam Á. Họ kết nối các nhà sáng tạo nội dung (creator), giúp phát triển các kênh của họ, định hướng nội dung cũng như thiết lập các chiến dịch quảng cáo giữa họ và các thương hiệu đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Công ty đã ghi nhận doanh thu 5,8 triệu USD vào năm 2021.
Được thành lập vào năm 2010, TMG đã tạo và phân phối các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số trên toàn bộ MPN của mình ở cả Đông Nam Á và Mỹ. Với kiến thức về thị trường địa phương, các công cụ công nghệ tiếp thị kỹ thuật số và trọng tâm kinh doanh thương mại xã hội, các nhà quảng cáo tận dụng mạng lưới ảnh hưởng rộng khắp của TMG trên khắp Đông Nam Á để tiếp thị và bán khoảng không quảng cáo độc quyền.
Kể từ khi thành lập, MPN dữ liệu của họ đã tải lên hơn 675.000 video với hơn 80 tỷ lượt xem video. Mạng lưới 263 kênh YouTube hiện tại đã thu hút hơn 85 triệu người đăng ký với lượng người xem trung bình hàng tháng là hơn 600 triệu lượt xem. Kết quả là, các đối tác sáng tạo nội dung của TMG kiếm được phần lớn doanh thu quảng cáo từ các thương hiệu tiêu dùng quốc tế.
“Mô hình kinh doanh tập trung vào thương mại xã hội của TMG bổ sung hoàn hảo cho chiến lược tăng trưởng trong tương lai của SoPa, khi chúng tôi thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và tạo ra doanh thu cho các thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng khắp Đông Nam Á”, Dennis Nguyễn, người sáng lập SoPa, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành cho biết.
Nghĩa là, cái bắt tay giữa SoPa và TMG là một cuộc hợp tác win-win. TMG cần SoPa để tạo ra các cơ hội chiến lược cho những người có ảnh hưởng và nhà quảng cáo cũng như thiết kế các hợp đồng tiếp thị chéo cho các công ty trong hệ sinh thái SoPa. Trong khi SoPa tận dụng những người sáng tạo và tài năng sáng tạo của TMG để phục vụ các nền tảng anh em trong hệ sinh thái của SoPa.
>>>“Cuộc tiến quân” của TikTok vào thương mại xã hội
>>>Thương mại xã hội “lên ngôi”
Và tham vọng của SoPa
SoPa là một công ty cổ phần thương mại điện tử tập trung vào hoạt động mua lại bảy ngành dọc (lòng trung thành, phần mềm bán hàng, phong cách sống, thực phẩm và đồ uống, viễn thông, phương tiện kỹ thuật số và du lịch). Họ được coi là một hệ sinh thái tiếp thị dữ liệu và khách hàng trung thành, hoạt động ở hầu hết các thị trường lớn và sôi động tại Đông Nam Á với các văn phòng đặt tại Singapore, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Manila, Angeles và Bangkok.
Mô hình kinh doanh của SoPa tập trung vào việc phân tích dữ liệu người dùng thông qua nền tảng khách hàng thân thiết SoPa và lưu hành các điểm trung thành phổ biến hoặc Điểm xã hội. Nền tảng khách hàng thân thiết SoPa thúc đẩy việc thu hút và giữ chân khách hàng cho người bán.
Kể từ khi thành lập, SoPa đã thu hút được hơn 2,1 triệu người tiêu dùng đã đăng ký và hơn 6.700 thương nhân / thương hiệu đã đăng ký trên nền tảng của mình. Sau đợt IPO mang tính bước ngoặt trị giá 28 triệu USD trên NASDAQ vào năm ngoái và vượt qua mốc vốn hóa thị trường 1 tỷ USD lịch sử sau IPO, SoPa đang sẵn sàng tăng tốc nhằm vào các startup trong khu vực Đông Nam Á.
Trước đó, họ đã sở hữu một hệ sinh thái khá rộng lớn, bao gồm Leflair.com, nền tảng thương mại điện tử phong cách sống hàng đầu Việt Nam, Pushkart.ph, một dịch vụ giao hàng tạp hóa phổ biến ở Philippines, Handycart.vn, dịch vụ giao nhà hàng trực tuyến hàng đầu có trụ sở tại Việt Nam, Gorilla Networks, nhà điều hành mạng blockchain di động hỗ trợ web3 có trụ sở tại Singapore, Mangan, dịch vụ giao hàng cho nhà hàng địa phương hàng đầu ở Philippines.
Và giờ đây là TMG, tập đoàn video kỹ thuật số cao cấp tập trung vào thương mại xã hội. Nhưng, thương vụ mua lại này có thể sẽ đem lại những thách thức không nhỏ cho SoPa.
Về cơ bản, TMG khá giống với Yeah1 Group, một trong những Tập đoàn truyền thông đa kênh từng phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, hoạt động trong các lĩnh vực truyền thông, truyền thông Kỹ thuật số và thương mại truyền thông. Yeah1 từng hợp tác với hơn 20 công ty trong chuỗi giá trị mở rộng hoạt động trên toàn cầu với doanh thu từ hơn 150 quốc gia. Đã có lúc, Yeah1 có đến 7 tỷ lượt xem mỗi tháng. Tuy nhiên, Yeah1 giờ đây chỉ là một mớ hỗn độn bởi những sai lầm trong chiến lược phát triển.
Hy vọng với đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm tại Đông Nam Á và Hoa Kỳ của TMG và nền tảng công nghệ mạnh mẽ của SoPa, cả hai sẽ từng bước chiếm lĩnh thị trường thương mại xã hội đang tăng trưởng với tốc độ CAGR là 26%, lên 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025, theo một thống kê từ Accenture, công ty tư vấn quản lý chuyên cung cấp dịch vụ chiến lược, kỹ thuật số và công nghệ.
Có thể bạn quan tâm
Trở lực M&A
17:00, 05/08/2022
Sunhouse "âm thầm" M&A một nhà máy tại Malaysia
02:00, 08/06/2022
Rào cản tiềm ẩn của thị trường M&A Việt Nam
15:30, 26/03/2022
Những thương vụ M&A "bom tấn" đầu năm 2022
03:00, 06/03/2022
Thị trường M&A năm 2022: Bước đột phá của doanh nghiệp Việt?
04:30, 03/01/2022
M&A bán lẻ: Rộng cửa đón năm mới
13:42, 01/01/2022