Tham gia chuỗi cung ứng thông qua FDI: Trung Quốc “làm chủ” chuỗi giá trị
Trung Quốc đã và đang nhanh chóng phát triển chuỗi giá trị sản xuất, sản xuất hàng hóa phức tạp hơn và tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cao, được trả lương cao hơn trong quá trình này.
>>Tham gia chuỗi cung ứng thông qua FDI: Hút FDI vào lĩnh vực thế mạnh
Vào tháng 5 năm 2015, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đưa ra một chiến lược kinh tế mới lớn cho đất nước: Made in China 2025.
Từ sản phẩm giá rẻ sang tầm trung
Theo nhiều khía cạnh, động lực chính của “Made in China 2025” là chuyển đất nước này từ một nước sản xuất hàng loạt các loại hàng hóa chất lượng thấp, giá rẻ, thâm dụng lao động và được sản xuất bởi công nhân trình độ thấp; trở thành một đất nước có thể sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm tầm trung, có giá trị cao hơn, được thực hiện bởi lực lượng lao động có tay nghề cao. Đặc biệt, Trung Quốc đã tăng tốc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao hơn - máy móc và linh kiện được sử dụng để sản xuất thành phẩm - trong các lĩnh vực như điện tử tiêu dùng, hàng không vũ trụ và ô tô.
Theo một ước tính cho thấy, đến năm 2024, tăng trưởng hàng năm của sản xuất máy móc sản xuất chuyên dụng ở Trung Quốc sẽ là 6,74%. Trong khi sản xuất công nghiệp sẽ chỉ tăng trưởng 3,84%. Rõ ràng, Trung Quốc đã không còn đơn giản là công xưởng lương thấp của thế giới.
Để làm được điều này, Trung Quốc đã và đang theo đuổi các hoạt động khác nhau để thu nhận kiến thức và công nghệ nhằm cải thiện sự tinh vi của nền kinh tế, chẳng hạn như đầu tư vào R&D trong nước, đầu tư vào các công ty nước ngoài để có được công nghệ của họ, thúc đẩy “chủ nghĩa trọng thương đổi mới”, thậm chí thực hành gián điệp công nghiệp và thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tất cả nhằm vào việc tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tăng chỉ tiêu R&D
Trung Quốc đã tăng mạnh chi tiêu cho R&D, với mức tăng trưởng R&D trung bình 20% hàng năm từ năm 2003 đến năm 2013. Trung Quốc hiện chiếm khoảng 20% chi tiêu toàn cầu cho R&D, không quá xa so với 27% của Mỹ. Trung Quốc có thể sẽ vượt qua Mỹ trong những năm tới và trở thành quốc gia nghiên cứu và phát triển hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thực hiện “chủ nghĩa trọng thương đổi mới”, một chiến lược áp dụng một loại chính sách thương mại bảo hộ mới, nhằm nâng cao năng lực và công nghệ đổi mới trong nước.
Ở một diễn biến khác, Trung Quốc cũng sử dụng sức mạnh về quy mô thị trường của mình để buộc các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc, thúc đẩy họ liên doanh với các công ty Trung Quốc và ép buộc họ thành lập các trung tâm nghiên cứu tại Trung Quốc. Ví dụ, Apple đã bị buộc phải thành lập các trung tâm R&D ở Trung Quốc. Hay là việc Ford đã phải liên doanh với nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Chang'an Motors khi mở các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Họ cũng được yêu cầu mở một phòng thí nghiệm R&D sử dụng ít nhất 150 kỹ sư Trung Quốc.
Chuyển giao công nghệ cưỡng bức cũng là cái cách mà Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực tàu cao tốc.
Có thể bạn quan tâm
Tham gia chuỗi cung ứng thông qua FDI: Hút FDI vào lĩnh vực thế mạnh
03:34, 10/09/2022
Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu nghiêm trọng hơn vì biến đổi khí hậu
04:00, 09/09/2022
Cơ hội nào cho doanh nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?
00:05, 03/09/2022
Boeing và câu chuyện phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam
04:00, 26/08/2022