Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu nghiêm trọng hơn vì biến đổi khí hậu

Diendandoanhnghiep.vn Chuỗi cung ứng toàn cầu đang đứng trước nguy cơ chịu tổn thương nghiêm trọng hơn khi tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một trầm trọng.

>> Nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

các nhân viên cứu hộ đang sơ tán cư dân trên con đường ngập lụt sau trận mưa lớn ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày 22/7/2021.

Mưa lớn gây ngập lụt ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc vào tháng 7/2021.

Các nhà máy tại Trung Quốc lại tiếp tục đóng cửa một lần nữa vào cuối tháng 8 khi quốc gia này áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt để chống lại sự lây lan của COVID-19. Nhưng lần này, thủ phạm không phải là đại dịch, mà là đợt hạn hán kỷ lục đã làm tê liệt hoạt động kinh tế trên khắp vùng Tây Nam Trung Quốc. Điều này dẫn đến việc đóng băng chuỗi cung ứng cho ô tô, điện tử và các hàng hóa khác vốn bị gián đoạn trong ba năm qua do đại dịch.

Tương tự, theo nghiên cứu của tổ chức môi trường Hòa Bình Xanh (Green Peace), 3 doanh nghiệp lớn của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản gồm Toyota, Honda và Nissan đang đứng đầu trong danh sách các hãng xe đối mặt với rủi ro cao từ biến đổi khí hậu khi phải đối mặt với một số thách thức như bão, lũ lụt, nhiệt độ tăng cao và thiếu nước sản xuất trong những năm tới.

Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, sự gián đoạn như vậy có thể ngày càng thường xuyên hơn đối với các doanh nghiệp cung cấp linh kiện và sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới do biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đi kèm, đồng thời tiếp tục phá vỡ hệ thống logistics toàn cầu.

Vẫn còn nhiều điều chưa biết về tình trạng nóng lên của trái đất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nông nghiệp, hoạt động kinh tế và thương mại trong những thập kỷ tới. Nhưng một xu hướng đang diễn ra ngày một rõ ràng hơn là các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão lụt và cháy rừng đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn và ở nhiều khu vực hơn. Ngoài số người bị thương và tử vong gia tăng, những thảm họa này có khả năng tác đông tiêu cực đến các chuỗi cung ứng toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hàng, khiến giá cả tăng cao.

>> Dùng blockchain để đối phó với biến đổi khí hậu

Hạn hán nghiêm trọng tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nguồn: Xinhua

Hạn hán nghiêm trọng tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nguồn: Xinhua

Ông Moses Ojeisekhoba, Giám đốc điều hành mảng Tái bảo hiểm tại Swiss Re, đã cảnh báo rằng biến đổi khí hậu sẽ có tác động lâu dài hơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu so với đại dịch COVID-19. Cụ thể, chuyên gia này chỉ ra, tình trạng hạn hán ở vùng Tây Nam Trung Quốc đã gây ra những ảnh hưởng lớn cho các doanh nghiệp toàn cầu khi làm giảm đáng kể sản lượng thủy điện trong khu vực, buộc các nhà máy phải cắt điện, dẫn đến hoạt động sản xuất bị gián đoạn.

Mặc dù chính quyền Mỹ cho rằng việc tập trung các nhà sản xuất chip ở khu vực châu Á khiến ngành này dễ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn do biến đổi khí hậu, cũng như đại dịch và xung đột chính trị, nhưng việc thiết lập các nhà máy ở những khu vực khác trên thế giới có thể tốn kém hơn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. 

Các chuyên gia cảnh báo, nếu các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, không chung tay ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp, thì tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ ngày nghiêm trọng hơn, đẩy kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu nghiêm trọng hơn vì biến đổi khí hậu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714009793 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714009793 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10