Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

TS MUTHUKUMARA MANI - Chuyên gia WB 02/09/2022 04:30

Việt Nam cần có kế hoạch cụ thể và quyết liệt hơn, tận dụng nguồn lực từ các khu vực ngoài nhà nước, và phải đảm bảo quyền lợi cho nhóm người chịu ảnh hưởng từ quá trình chuyển đổi xanh...

>>> Quy chế hoạt động của BCĐ quốc gia thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26

Bối cảnh mới, tư duy mới

Với tốc độ tăng trưởng GDP đầu người đạt bình quân 5,5% mỗi năm trong bốn thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành hình mẫu phát triển thần kỳ cho các quốc gia đang phát triển.

Việt Nam

Việt Nam đã cải thiện tốc độ tăng trưởng và duy trì GDP bình quân đầu người ở mức cao. (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: MSN)

Hơn 40 triệu người đã thoát nghèo trong giai đoạn 1990-2014, đẩy tỷ lệ nghèo từ 50% trong năm 1993 xuống còn 3% như hiện tại. Các lần tái cơ cấu và cải cách kinh tế đã thay đổi tỷ trọng các ngành: khu vực nông nghiệp giảm từ 40% xuống còn dưới 20% trong GDP; cùng lúc đó, các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đã hoàn thành nhiều Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và đang trên đà thực hiện tốt các Mục tiêu phát triển bền vững.

Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu trầm trọng hiện nay, Việt Nam cần đổi mới tư duy phát triển: Một mặt, cần định hướng nền kinh tế theo hướng sản xuất với hàm lượng công nghệ cao, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và giảm chi phí. Mặt khác, cần có sự cân nhắc nghiêm túc với các vấn đề môi trường để đảm bảo tăng trưởng bền vững và góp phần giảm nhẹ các tác động biến đổi khí hậu trên thế giới.

Biến đổi khí hậu và ứng phó chính sách

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng trầm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu, thể hiện rõ nhất ở các ngành nông nghiệp. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng thường xuyên và thất thường, có thể kể đến như nắng nóng kéo dài, khô hạn, bão lũ, xâm nhập mặn, và nước biển dâng ở các vùng ven biển, mà nguyên nhân đều có liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu và phát thải khí nhà kính. Ước tính trong hai thập kỷ qua, lượng khí CO2 thải ra đã tăng gấp 4 lần, biến Việt Nam thành một trong những nơi có mức phát thải bình quân đầu người tăng nhanh nhất thế giới. Lượng khí nhà kính lớn mang lại hậu quả nghiêm trọng với bầu không khí, nhất là ở các thành phố lớn, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

Giảm khí thải ròng đã và đang là chương trình hành động mà Việt Nam hướng đến. (Ảnh minh họa: Dự án năng lượng tái tạo tại Long An. Nguồn ảnh: BCG)

Giảm khí thải ròng đã và đang là chương trình hành động mà Việt Nam hướng đến. (Ảnh minh họa: Dự án năng lượng tái tạo tại Long An. Nguồn ảnh: BCG)

Nếu các tác động này không được đảo chiều bởi các biện pháp giảm phát thải, kinh tế Việt Nam đứng trước nguy cơ tăng trưởng thụt lùi, giảm sức cạnh tranh trong xuất khẩu, và gây nhiều gánh nặng cho ngân sách. Sức khoẻ người dân bị đe doạ nghiêm trọng bởi ô nhiễm không khí, kéo theo đó là các hệ luỵ đói nghèo và bất bình đẳng xã hội.

>> COP26 và niềm tin phát triển bền vững

Nhận thấy tình trạng tài nguyên cạn kiệt và thiên tai cực đoan đang gây thiệt hại ngày càng lớn đến quá trình phát triển của đất nước, chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách ứng phó với các thay đổi khí hậu và môi trường: Nghị quyết 24/NQ/TW năm 2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, và Luật Môi trường ban hành năm 2020.

Đáng chú ý, tại Hội nghị COP26 vào cuối năm 2021, Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trong đó, Việt Nam cam kết loại bỏ điện than từ năm 2040, chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, và góp phần giảm 30% phát thải khí metan toàn cầu so với mức năm 2020. Tuy nhiên, các chính sách này vẫn còn nhiều bất cập trong thực thi do thiếu sự thống nhất từ các bộ ngành khác nhau.

Việt Nam cần làm gì?

Vì vậy, có hai hướng ứng phó cần thiết cho Việt Nam: giảm phát thải và tăng khả năng phục hồi của nền kinh tế.

Giảm phát thải phải diễn ra đồng thời ở các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, thông qua các cơ chế định giá phát thải, đánh thuế phát thải. Mặc dù kế hoạch giảm phát thải ước tính cần 114 triệu đô la cho đến năm 2040, GDP được dự đoán tăng 3.3%, một mức tăng lạc quan so với mức giảm 2.2% nếu chính phủ không hành động. Hướng đi thứ 2 sẽ cần ngân sách ước tính 254 tỉ đô la trong giai đoạn 2022-2040, nhưng việc tăng khả năng phục hồi của nền kinh tế sẽ giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và nhân lực trước các rủi ro khí hậu, nhất là ở những ngành và cộng đồng dễ tổn thương.

Tiến sĩ Muthukumara Mani, Chuyên gia trưởng Kinh tế Môi trường của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Kinh tế Môi trường và Tài nguyên châu Á lần thứ 11 được tổ chức tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH)

Tiến sĩ Muthukumara Mani, Chuyên gia trưởng Kinh tế Môi trường của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Kinh tế Môi trường và Tài nguyên châu Á lần thứ 11 được tổ chức tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH)

Như vậy, với tổng dự chi ngân sách là 368 triệu đô la, Việt Nam cần huy động các nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân, vốn viện trợ nước ngoài và các nguồn hỗ trợ khác để đảm bảo tài chính cho cả hai kế hoạch ứng phó. Vì vậy, chính phủ cần tạo ra nhiều cơ chế khuyến khích như ưu đãi thuế, cải thiện thủ tục, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, hay tạo nhiều kênh thông tin quảng bá thu hút đầu tư.

Bên cạnh việc ứng phó, Việt Nam phải cân nhắc đến việc đảm bảo an sinh và công bằng cho những đối tượng chịu thiệt thòi trong quá trình chuyển đổi giảm phát thải. Lao động trong các ngành năng lượng tryền thống có thể mất việc khi những nhà máy nhiệt điện đóng cửa, hoặc các nhân công tay nghề thấp có thể đối mặt với thất nghiệp dài hạn khi nền kinh tế tiến lên các ngành nghề công nghệ cao. Thêm nữa, khi giá nhiên liệu được dự đoán sẽ tắng 15% vào năm 2040, nhóm người thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, chính phủ cần cung cấp các gói trợ cấp cho những người chịu thiệt thòi trong quá trình chuyển đổi xanh, cũng như hỗ trợ họ trong đào tạo nghề để họ có thể tham gia lao động trở lại.

Có thể thấy, Việt Nam cần cấp thiết lên kế hoạch giảm phát thải rõ ràng và quyết liệt hơn trong trung hạn và dài hạn, tìm kiếm các nguồn đầu tư cho việc chuyển đổi, và cải cách thể chế. 5 vấn đề cần thực thi trong trường hợp của Việt Nam là:

Một, cần tăng cường hợp tác giữa các chương trình phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thống nhất các chương trình hành động đã có ở các nước.

Hai, tập trung xây dựng các chương trình tái phục hồi hậu thiên tai, nhất là ở vùng ven biển, đô thị lớn, và cơ sở hạ tầng giao thông.

Ba, giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn để đảm bảo sức khoẻ và năng suất lao động của người dân nơi đây.

Bốn, đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng sạch: điện gió, điện mặt trời, pin lưu trữ.

Cuối cùng, cần có các cơ chế để bảo vệ những nhóm chịu ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi xanh và giảm phát thải.

Có thể bạn quan tâm

  • Phục hồi nền kinh tế xanh “sứ mệnh” của doanh nghiệp khởi nghiệp

    Phục hồi nền kinh tế xanh “sứ mệnh” của doanh nghiệp khởi nghiệp

    10:16, 23/08/2022

  • Khởi nguồn cho kinh tế xanh

    Khởi nguồn cho kinh tế xanh

    12:50, 19/08/2022

  • Hướng tới phát triển kinh tế xanh từ

    Hướng tới phát triển kinh tế xanh từ "chỉ số xanh cấp tỉnh"

    08:44, 19/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO