Thấy gì trong danh sách các đối tác cung ứng của Apple năm 2021?
Apple vừa công bố danh sách các đối tác cung ứng cho công ty năm 2021. Có gì trong chuỗi cung ứng hiệu quả nhất thế giới của “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ?
>>>Thực hư chuyện Apple chuyển dây chuyền sản xuất iPad sang Việt Nam?
Apple là một trong những công ty giá trị nhất của Mỹ với giá trị vốn hóa thị trường đạt mức trên 3.000 tỷ USD. Một trong những thành công của họ là “cách mạng hóa công nghệ cá nhân”, hàng triệu khách hàng trên khắp thế giới sẵn sàng trả nhiều tiền nhất chỉ để sở hữu các sản phẩm của Apple. Và để đạt được quy mô như hiện tại, Apple không chỉ phụ thuộc vào năng lực sản xuất của chính mình. Họ có hơn 200 nhà cung cấp linh kiện cho hệ sinh thái sản phẩm, biến “gã khổng lồ” công nghệ trở thành nhà quản lý của một trong những chuỗi cung ứng hiệu quả nhất thế giới.
Tuy nhiên, để trở thành một nhà cung cấp của Apple là điều không phải ai cũng làm được, công ty của Mỹ là một trong những đối tác cực kỳ khó tính, họ có thể áp đặt các điều khoản vô cùng khắt khe đối với các nhà cung cấp. Mặc dù vậy, vẫn có hàng trăm nhà cung cấp sẵn sàng tuân thủ các điều khoản “trên giời” của Apple.
Bước tiến của Việt Nam
Theo đó, danh sách bao gồm 190 công ty, chiếm 98% chi phí trực tiếp của Apple cho nguyên vật liệu, sản xuất và lắp ráp trên toàn cầu. Dữ liệu về giá trị tiền tệ và năng lực sản xuất của từng nhà cung cấp không được tiết lộ. Trung Quốc đại lục vẫn là nơi mà các đối tác của Apple có nhiều nhà máy nhất với gần 150 nhà máy, tiếp theo là Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) với lần lượt 48 và 45 nhà máy.
Tuy nhiên, nhìn từ danh sách mới nhất của Apple cho thấy, “gã khổng lồ” công nghệ của Mỹ đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình ngoài Trung Quốc sang các nước như Việt Nam và Ấn Độ, bởi việc phong tỏa COVID-19 ở Trung Quốc đang làm gián đoạn hoạt động sản xuất và thêm vào đó là những căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington tiếp tục gây bất ổn kinh doanh ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đáng chú ý, trong danh sách đối tác của Apple, có đến 25 công ty có nhà máy tại Việt Nam, chiếm khoảng 13% tổng số đối tác, tăng 4 công ty so với năm 2020 và với số lượng đó, Việt Nam hiện tại là quốc gia xếp thứ 6 về số các công ty đối tác của Apple.
Theo báo cáo của Nikkei Asia, trong năm tài chính 2021, Apple đã có thêm 5 đối tác mới có nhà máy tại Việt Nam, đồng thời loại Foster Electric (có nhà máy tại Bình Dương và Đà Nẵng) ra khỏi danh sách các nhà cung cấp của Apple. Ngoài những cái tên quen thuộc như Foxconn, Intel, LG, Sharp…, danh sách này còn có thêm một nhà máy khác của Luxshare tại Nghệ An.
Vào cuối tháng 9 năm 2022, một báo cáo từ JPMorgan cho biết Việt Nam sẽ trở thành khu vực sản xuất quan trọng của Apple, cung cấp 65% AirPods, 5% MacBook, 20% iPad và Apple Watch, vào năm 2025.
Tờ Nikkei Asia coi đây là một bước tiến của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và đóng góp vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, có một sự thật đáng buồn là hầu hết các đối tác đặt nhà máy tại Việt Nam đều là công ty nước ngoài, không có doanh nghiệp trong nước nào tham gia.
>>>Apple liệu có mở rộng tại Việt Nam?
>>>Kế hoạch của Apple và động thái của Foxconn?
Chưa thể thay thế Trung Quốc
Cũng theo danh sách mới của Apple, họ đã bổ sung thêm sáu nhà cung cấp mới của Trung Quốc và cắt giảm bảy nhà thầu trước đó trong năm tài chính vừa qua tính đến tháng 9, báo hiệu một động thái chậm rãi và dần dần đa dạng hóa chuỗi cung ứng của nhà sản xuất iPhone.
Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục vẫn là cơ sở sản xuất chính của gã khổng lồ công nghệ Mỹ, nơi đặt khoảng một nửa số nhà máy do 190 nhà cung cấp được tiết lộ hàng đầu của họ. Nhưng theo phân tích của tờ South China Morning Post, danh sách các nhà cung cấp mới nhất của Apple đã đánh dấu sự tương phản rõ rệt với các ưu đãi trước đó của hãng từ năm 2017 đến năm 2020, khi có đến gần một phần ba công ty đến từ Trung Quốc.
Mặc dù có thêm 6 nhà cung cấp mới của Trung Quốc được Apple bổ sung trong năm tài chính vừa qua. Nhưng, cũng có đến bảy công ty Trung Quốc đã mất vị thế nhà cung cấp với Apple. Theo các chuyên gia phân tích, các nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Apple đã đạt được tốc độ nhanh chóng trong năm nay.
Eddie Han, quản lý tại Isaiah Research có trụ sở tại Đài Bắc cho biết: “Apple có thể giảm sản lượng ở Trung Quốc đại lục và tăng sản xuất ở Ấn Độ và Việt Nam, nhưng họ vẫn có quan hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất đại lục như là một phần trong chuỗi cung ứng của mình”.
Trong khi đó, Ivan Lam, nhà phân tích cấp cao của Counterpoint Research cho rằng, trong khi Apple tìm cách giảm sự phụ thuộc vào các dây chuyền lắp ráp của Trung Quốc, nhưng công ty vẫn tin tưởng vào một số nhà cung cấp dài hạn của Trung Quốc như Luxshare để bù đắp rủi ro trong quá trình chuyển đổi này.
Có thể bạn quan tâm
Vì sao Apple không tăng giá iPhone?
04:00, 21/09/2022
Cuộc chiến thương hiệu: Samsung lại “troll” Apple
14:00, 09/09/2022
Apple rút khỏi kỳ lân công nghệ Trung Quốc
02:55, 02/09/2022
Kế hoạch của Apple và động thái của Foxconn?
04:00, 19/08/2022
Thực hư chuyện Apple chuyển dây chuyền sản xuất iPad sang Việt Nam?
04:00, 03/06/2022
Apple liệu có mở rộng tại Việt Nam?
05:00, 20/05/2022