Doanh nhân Quảng Ninh: Vững tay chèo, vượt sóng cả
Do ảnh hưởng của dịch COVID- 19, hoạt động của các doanh nghiệp rất khó khăn. Nhưng với bản lĩnh của mình, doanh nhân Quảng Ninh đã “vượt qua sóng cả”, đóng góp sức mình vào sự phát triển của tỉnh.
>>>Quảng Ninh: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để kích cầu du lịch
Khẳng định "vững tay chèo"
Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn sáng tạo, đổi mới, nỗ lực vượt khó, duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực, đồng hành cùng tỉnh trên chặng đường phát triển. 3 năm qua là khoảng thời gian rất khó khăn của các doanh nghiệp bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 toàn cầu: Chuỗi cung ứng bị đình trệ, tê liệt, dẫn đến khan hiếm nguyên vật liệu sản xuất; thiếu hụt lao động, việc làm…
Tại Quảng Ninh, các lĩnh vực thế mạnh, như du lịch, vận tải, ngân hàng, giáo dục, xuất nhập khẩu... đều chịu những tổn thất không nhỏ. Nhiều doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau bị thu hẹp quy mô, hoạt động cầm chừng, sụt giảm doanh thu, thậm chí “đóng băng” giao dịch, ngừng hoạt động. Gánh nặng đè lên chủ doanh nghiệp khi vừa phải đảm bảo thu nhập cho người lao động, vừa phải duy trì các chi phí thường xuyên, định kỳ của doanh nghiệp.
Trong thời điểm khó khăn nhất, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh vẫn thể hiện tinh thần đồng hành, sẻ chia, chung sức cùng tỉnh thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”: Vừa ổn định phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch hiệu quả.
Doanh nhân Phạm Văn Thể, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Tập đoàn Hoàng Hà, TX Đông Triều cho biết, cách đây vài năm, trong khi nhiều đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng lao đao do thị trường xây dựng trầm lắng, thì Công ty đã đầu tư hàng loạt thiết bị hiện đại trong các nhà máy sản xuất và trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Đặc biệt, doanh nhân Phạm Văn Thể đã mạnh dạn đứng ra đảm nhận thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công-tư của tỉnh mà chính phủ đang khuyến khích, như: Công trình trụ sở làm việc các Ban Xây dựng Đảng, MTTQ và các đoàn thể; dự án Cổng tỉnh, Khu dừng nghỉ và giới thiệu sản phẩm du lịch Quảng Ninh... Qua đó, góp phần tạo sự hiện đại, văn minh công sở, cũng như tạo điểm nhấn về du lịch nơi cửa ngõ địa phương.
Bên cạnh đó, Công ty đã tạo việc làm cho gần 2.000 lao động trong và ngoài địa phương với mức thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng; xây dựng các thiết chế phục vụ người lao động, như: Nhà ở công nhân, sân thể thao tạo điều kiện cho CBCNVLĐ có nơi vui chơi rèn luyện sức khoẻ sau giờ lao động, gắn bó với doanh nghiệp, với tỉnh…
Doanh nhân Phạm Văn Thể cho rằng từ sự đầu tư, đổi mới công nghệ, đã giúp cho doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống người lao động, đồng thời, góp sức cùng tỉnh trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ-công nghiệp hiện đại vào năm 2022.
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, không chỉ đóng góp một phần không nhỏ vào tỷ trọng thu ngân sách của tỉnh, xây dựng nhiều công trình trọng điểm, cơ sở vật chất thiết yếu trên địa bàn, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân còn đồng hành cùng tỉnh hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn, thể hiện tinh thần "tương thân, tương ái" trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.
Trong 3 năm qua, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Quảng Ninh đã kêu gọi, ủng hộ nhiều tỷ đồng và nhiều hiện vật phục vụ công tác phòng, chống dịch; hàng năm đều tích cực trong công tác xã hội từ thiện, ủng hộ tiền, hiện vật theo kêu gọi của Ủy ban MTTQ tỉnh và các quỹ từ thiện... Tiêu biểu trong đó phải kể đến sự đóng góp của Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, CLB Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh, CLB Nữ doanh nhân nữ tỉnh, Hiệp hội các doanh nghiệp: TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, TX Đông Triều, TP Uông Bí…
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư Tỉnh ủy, trong nhiều năm qua, những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Quảng Ninh đã luôn quan tâm, đồng hành và hỗ trợ tỉnh trong nỗ lực phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững.
Sự đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân chính là nhân tố quan trọng để Quảng Ninh tiếp tục năng động, sáng tạo hơn nữa trong công tác nâng cao chất lượng điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp; tiếp tục đồng hành, gỡ khó, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng… để cả tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục gặt hái được những thuận lợi, thành công.
Sự đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân chính là nhân tố quan trọng để Quảng Ninh tiếp tục năng động, sáng tạo hơn nữa trong công tác nâng cao chất lượng điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp; tiếp tục đồng hành, gỡ khó, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng… để cả tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục gặt hái được những thuận lợi, thành công.
Để vượt sóng…
Theo ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh luôn phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, nỗ lực để vượt qua khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp đã duy trì được sự ổn định, mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao uy tín, khả năng cạnh trạnh trên thị trường. Nhờ đó, số lượng các doanh nghiệp Quảng Ninh gia nhập thị trường tăng nhanh qua từng năm.
Năm 2022 mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng cộng đồng doanh nghiệp Quảng Ninh đã nhanh chóng tận dụng thời cơ, tích cực nắm bắt sự hỗ trợ, đồng hành của tỉnh, phát huy nội lực, tạo cơ hội vượt qua khó khăn, bút phá vươn lên. Đến tháng 9/2022, toàn tỉnh có hơn 17.700 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc đăng ký hoạt động với vốn đăng ký hơn 386.000 tỷ đồng. 9 tháng năm 2022 có 1.866 đơn vị thành lập mới, tăng 24% so với cùng kỳ; số vốn đăng ký 16.515 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ; có 881 doanh nghiệp hoạt động trở, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021.
9 tháng năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 10,12%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, năm 2021; tổng thu NSNN đạt 39.700 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
Để có được kết quả đó có sự hỗ trợ, đồng hành của tỉnh và sự chủ động, linh hoạt của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh. Điều này cũng cho thấy doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh, đóng góp quan trọng vào thu ngân sách địa phương, duy trì việc làm cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, chia sẻ: Sự quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn của tỉnh, các cấp, ngành, địa phương thời gian qua là động lực to lớn để các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, sản xuất kinh doanh khởi sắc trở lại, phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.
Với vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng doanh nghiệp, là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân với tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tiếp tục chủ trì, phối hợp trong nắm bắt, đề xuất, kiến nghị biện pháp giải quyết khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp thành viên để cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh ngày càng lớn mạnh cả về lượng và chất; đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển bền vững của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm