LOGISTICS 4.0: Cơ hội phát triển logistic tại Việt Nam

CẨM ANH 19/10/2022 09:50

Với những thế mạnh hiện nay, nhu cầu về dịch vụ logistics đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

>>[TRỰC TIẾP] Diễn đàn: “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển"

Trao đổi tại Diễn đàn Logistic Việt Nam - Chuyển mình phát triển, ông Chih Cheung, Thành viên Đối tác đồng sáng lập, Công ty SLP Việt Nam nhận định, hiện nay Việt Nam đang sở hữu tất cả những lợi thế để thúc đẩy logistic phát triển, bao gồm quốc gia có dân số trẻ, khoảng 100 triệu người; các chính sách hỗ trợ của chính phủ ổn định; các hiệp định thương mại sâu rộng với các nước khác; và có xu hướng thuận lợi trong sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Bên cạnh đó, theo ông Chih Cheung, lĩnh vực logistics Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và chưa thực sự hiệu quả. Cụ thể, những chi phí liên quan đến logistic chiếm khoảng 20% GDP ở Việt Nam, tuy nhiên ở các nước tiên tiến, con số này chỉ chiếm khoảng 7-9%.

Hoặc tại thị trường Trung Quốc, khi GLP tiếp cận thị trường, con số này rơi vào khoảng 20%, và hiện tại chi phí liên quan đến hậu cần ở mức 14%. Do đó, ông Chih Cheung khẳng định, vẫn có rất nhiều cơ hội để tạo ra sự thay đổi trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam. 

>>LOGISTICS 4.0: Giải pháp và tầm nhìn tổng thể định hình hướng đi mới

Ông Chih Cheung,

Ông Chih Cheung, Thành viên Đối tác đồng sáng lập, Công ty SLP Việt Nam 

Trong 20 năm qua, thông qua việc kiến tạo một hệ sinh thái tạo ra giá trị, và mang lại các giải pháp công nghệ tiên tiến, ông Chih Cheung nhận định, công nghệ hậu cần, robot/tự động hóa, cho thuê thiết bị, năng lượng tái tạo và phát triển bền vững, đây là những giải pháp toàn diện để đáp ứng nhu cầu vận hành và hậu cần của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đồng thời, với việc hợp tác cùng VCCI, VLA và tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Cheung kỳ vọng sẽ liên kết cộng đồng logistics, trao đổi các ý tưởng và thực tiễn tốt nhất về các xu hướng kỹ thuật số và logistics hiện đại. 

"Với những kiến thức về các xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số và hậu cần trong quá khứ và hiện tại, bao gồm các giải pháp và công nghệ logistics sáng tạo đang được sử dụng trên toàn thế giới sẽ được ứng dụng tại Việt Nam và giúp nâng cao và hiện đại hóa lĩnh vực logistics trong nước", ông Chih Cheung nhấn mạnh. "Đúng lúc đúng thời điểm, chúng ta sẽ cùng nhau hợp tác để ngành logistic phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới". 

Được biết, trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và rất nhiều các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh trên thế giới, logistics đang thể hiện vai trò quan trọng trong việc liên kết chặt chẽ các bên liên quan, duy trì và chống đứt gãy chuỗi cung ứng, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, cơ hội đến từ logistics cho thương mại điện tử, những hiệp định thương mại tự do (FTA) và những điều kiện chúng ta được thụ hưởng sẽ là cơ sở phát triển ngành logistics nói riêng và các ngành khác cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung.

Có thể bạn quan tâm

  • LOGISTICS 4.0: Giải pháp và tầm nhìn tổng thể, định hình hướng đi mới

    LOGISTICS 4.0: Giải pháp và tầm nhìn tổng thể, định hình hướng đi mới

    09:26, 19/10/2022

  • [TRỰC TIẾP] Diễn đàn: “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển

    [TRỰC TIẾP] Diễn đàn: “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển"

    06:21, 19/10/2022

  • Chính sách mở đường thị trường logistics

    Chính sách mở đường thị trường logistics

    04:30, 19/10/2022

  • Công nghệ thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics

    Công nghệ thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics

    04:00, 19/10/2022

CẨM ANH