Doanh nghiệp bán lẻ khôi phục đà tăng trưởng

HẠNH LÊ 10/05/2023 04:00

Các nhà bán lẻ trong nước đang định lại nhu cầu để kích cầu mua sắm trong bối cảnh hành vi tiêu dùng, nguồn cung thị trường có nhiều thay đổi.

>>>Doanh nghiệp bán lẻ “lội ngược dòng” sau "bão” COVID-19

Tăng sức hút với khách hàng

Tác động của suy thoái kinh tế, xuất khẩu bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu dùng trong nước khiến nguồn cung sản phẩm trên thị trường dồi dào, phong phú. Thêm vào đó, Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các FTA với những thị trường lớn trên thế giới, hàng hoá sản phẩm nước ngoài vào nước ta ngày càng nhiều hơn. Xu hướng này có lợi cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế khó khăn, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn, các doanh nghiệp bán lẻ đã phải thay đổi chiến lược kinh doanh để giữ chân khách hàng.

Thị trường trong nước với nguồn hàng phong phú, giá cả cạnh tranh mang lại nhiều cơ hội mua sắm cho người dân

Thị trường trong nước với nguồn hàng phong phú, giá cả cạnh tranh mang lại nhiều cơ hội mua sắm cho người dân

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Đức - đại diện lãnh đạo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng: các doanh nghiệp bán lẻ đang thay đổi cách thức triển khai chương trình khuyến mãi theo hướng phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp tập trung vào các hình thức mặt hàng nhằm kích cầu theo đúng “mùa nào, thức đó” và kích cầu chéo, để nhiều mặt hàng cùng được người tiêu dùng quan tâm với giá tốt. Đây cũng là cách để nhà bán lẻ định hình lại nhu cầu, nguồn cung ở các thị trường, quy hoạch lại nguồn nguyên liệu.

Các chương trình khuyến mại ngày càng tập trung nhiều hơn vào mặt hàng thiết yếu, tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm, dược phẩm, đồ dùng gia đình… nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng, duy trì sức mua, giảm hàng tồn và đẩy nhanh hơn vòng quay của đồng tiền.

Thông tin về chính sách kích cầu, ông Danny Le - đại diện lãnh đạo công ty CP tập đoàn Masan cho biết: doanh nghiệp đã tối ưu hệ thống logistics để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng với giá phải chăng. Hiện hệ thống siêu thị, cửa hàng của Masan tiếp tục “chạy” chính sách giảm giá, ưu đãi giảm 20% với sản phẩm MeatDeli và Wineco cho các khách hàng hội viên. Ngoài ra, Masan đang làm việc với ngân hàng để tối ưu trải nghiệm thanh toán khi mua sắm.

Động lực tăng trưởng dài hạn

Tiêu dùng trong nước là một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Trong thời gian qua, khi động lực tăng trưởng khác như xuất khẩu suy giảm do tác động của suy thoái kinh tế thì tiêu dùng trong nước vẫn duy trì được đà phục hồi. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt hơn 1,58 triệu tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đà tăng trưởng của tiêu dùng trong nước dự báo sẽ tích cực hơn trong năm 2023 khi Chính phủ có tờ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với đề xuất giảm thuế cho tất cả hàng hóa, dịch vụ đang chịu mức thuế 10% xuống còn 8%. Đây là động thái tích cực của Chính phủ trong những nỗ lực đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Kích cầu thị trường cũng là thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng, gia tăng thêm sức hấp dẫn cho thị trường trong nước.

thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là còn nhiều cơ hội và dư địa tăng trưởng

Cùng với các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp bán lẻ đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng chiến lược phát triển với các giải pháp dài hơi để phục hồi sức mua và mở rộng sản xuất. Nhận định thị trường bán lẻ tại Việt Nam tuy cạnh tranh gay gắt, nhất là sau khi một số tên tuổi lớn từ nước ngoài rút lui nhưng nhiều doanh nghiệp nhìn thấy tiềm năng, cơ hội rất lớn của thị trường với mức tăng trưởng tổng chi tiêu đạt 5,5%/ năm - cao hơn mức chung của khu vực.

Các thương hiệu bán lẻ lớn như Lotte Mart, Aeon Mall đang đầu tư nguồn lực để mở rộng mạng lưới, xây dựngthêm các trung tâm thương mại, siêu thị lớn. Trong khi đó, BRG Mart tập trung vào các chương trình kích cầu mua sắm thông qua việc phối hợp với các thương hiệu sản phẩm tổ chức tuần hàng tiêu dùng, giảm giá sản phẩm, đẩy mạnh kênh phân phối trực tuyến, thay đổi cách thức phục vụ theo hướng chuyên nghiệp, thân thiện hơn… Đặc biệt, các hệ thống phân phối lớn đều tập trung phát triển mảng thực phẩm thiết yếu, bình ổn giá… với các mặt hàng không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của gia đình Việt.

Đại diện McKinsey Việt Nam đánh giá, thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng từ sức mua trên thị trường khi thu nhập của người dân được cải thiện hơn. Chỉ có điều, chúng ta sẽ phải chờ đợi để thị trường bật tăng trở lại.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc chơi trên thị trường bán lẻ

    Cuộc chơi trên thị trường bán lẻ

    04:30, 02/03/2023

  • Ngôi đầu thị trường bán lẻ đổi chủ

    Ngôi đầu thị trường bán lẻ đổi chủ

    00:06, 01/02/2023

  • Doanh nghiệp Hải Phòng “kích cầu” cho thị trường bán lẻ

    Doanh nghiệp Hải Phòng “kích cầu” cho thị trường bán lẻ

    01:00, 15/12/2022

  • “Hình ảnh” thị trường bán lẻ 2023

    “Hình ảnh” thị trường bán lẻ 2023

    07:00, 12/12/2022

  • Vì sao One Mount cần Google cho mục tiêu tấn công thị trường bán lẻ tỷ đô?

    Vì sao One Mount cần Google cho mục tiêu tấn công thị trường bán lẻ tỷ đô?

    12:25, 01/07/2022

  • Thị trường bán lẻ 2021: Chuyển đổi số và Thanh toán không tiền mặt lên ngôi

    Thị trường bán lẻ 2021: Chuyển đổi số và Thanh toán không tiền mặt lên ngôi

    16:37, 07/01/2022

  • Bước đi mới của SK Group vào thị trường bán lẻ Việt Nam

    Bước đi mới của SK Group vào thị trường bán lẻ Việt Nam

    04:08, 14/11/2021

  • Amazon vẫn tiếp tục thống trị thị trường bán lẻ?

    Amazon vẫn tiếp tục thống trị thị trường bán lẻ?

    03:08, 13/07/2021

  • Sức hấp dẫn của MSN và thị trường bán lẻ, nhìn từ các thương vụ M&A

    Sức hấp dẫn của MSN và thị trường bán lẻ, nhìn từ các thương vụ M&A

    09:48, 07/06/2021

  • Gia nhập thị trường bán lẻ, Kido tham vọng gì?

    Gia nhập thị trường bán lẻ, Kido tham vọng gì?

    11:11, 31/05/2021

HẠNH LÊ