Kết nối B2B nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Bằng các giải pháp công nghệ, doanh nghiệp vừa có thể giải quyết những khó khăn, vướng mắc hiện tại vừa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
>>>Công nghệ có phải là “vũ khí” tạo lợi thế cạnh tranh cho startup?
Sự phát triển nhanh của công nghệ tạo ra tiền đề để các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, xây dựng mô hình kinh doanh mới, mở rộng tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Điển hình, trong lĩnh vực viễn thông, một số doanh nghiệp đã dần chuyển đổi thành doanh nghiệp công nghệ khi thị trường viễn thông bước vào giai đoạn thoái trào, biên độ lợi nhuận thấp. Hay như một số doanh nghiệp công nghiệp truyền thống, chuyên sản xuất sản phẩm gia dụng trước đây đã gia tăng lợi nhuận từ việc mở rộng mô hình sản xuất, cung cấp giải pháp công nghệ góp phần kiến tạo ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang rất thịnh hành dựa trên công nghệ chiếu sáng và vạn vật kết nối.
Trong nội bộ doanh nghiệp, nhiều phương thức quản lý, kinh doanh truyền thống đã phải thay đổi trước sự phát triển chóng mặt của công nghệ.
Ông Đinh Đức Thụ, Giám đốc ban Khách hàng tổ chức - doanh nghiệp của VNPT thông tin: trước đây, theo cách truyền thống doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống đại lý, điểm bán hàng cụ thể. Hiện nay, trong môi trường số, cách tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp phải đổi mới cho phù hợp như qua hình thức trực tuyến, qua hệ thống digital marketing. Đây là những lĩnh vực cần xử lý dữ liệu lớn. Nếu không chuyển đổi số, sử dụng công nghệ, việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không hiệu quả.
Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện mới chỉ có khoảng 2,2% doanh nghiệp tại Việt Nam có thể làm chủ công nghệ và có thành công bước đầu.
Phó Tổng thư ký VINASA An Ngọc Thảo nhận định, mức độ trưởng thành số của các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp SME, các doanh nghiệp lớn vẫn còn thấp. Số lượng doanh nghiệp có thể chuyển dịch hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường số hiệu quả không nhiều. Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp còn lúng túng và gặp khó trong tiếp cận các giải pháp công nghệ phù hợp để chuyển đổi số cũng như giải quyết khó khăn phát sinh hay kinh phí hạn hẹp.
>>>"Đánh thức" lợi thế cạnh tranh thời đại số
>>>AI "đánh thức lợi thế cạnh tranh"
Yêu cầu chuyển đổi số càng trở nên cấp thiết hơn khi doanh nghiệp đối mặt với khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế quốc tế và trong nước. Những giải pháp cắt giảm chi phí, tối ưu hóa sản xuất kinh doanh được triển khai... không chỉ để doanh nghiệp vượt khó mà còn tạo nền tảng, lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Ông An Ngọc Thảo cho biết: hiện nay, trong các ngành nghề, lĩnh vực đã có bộ giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp, song những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp cần giải pháp công nghệ phù hợp. Vì vậy, VINASA sẽ triển khai nhiều tầng tư vấn, hướng dẫn khác nhau để doanh nghiệp căn cứ vào quy mô hoạt động hay khó khăn mà mình đang gặp phải để tìm kiếm giải pháp phù hợp, thúc đẩy hợp tác.
Các nhóm vấn đề, nghiệp vụ VINASA dự kiến triển khai tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm là vận hành và quản trị doanh nghiệp, quản trị khách hàng CRM, tài chính - kế toán, bán hàng, truyền thông và marketing… Nhằm thúc đẩy tiêu dùng số, đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp, các chương trình ưu đãi, giảm giá được triển khai, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp SMEs.
Có thể bạn quan tâm
Lợi thế cạnh tranh của Loship
02:24, 10/08/2022
Hải Phòng: Chuyển đổi số - tăng lợi thế cạnh tranh logistics
01:06, 14/02/2022
“Chơi trội” để tạo lợi thế cạnh tranh
15:59, 26/09/2019
Thế giới phẳng 4.0: Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam
10:07, 19/09/2019
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp Việt duy trì lợi thế cạnh tranh trên toàn cầu
00:00, 15/05/2019
Quảng cáo để duy trì sự hiện diện và lợi thế cạnh tranh
04:05, 21/04/2019
Lợi thế cạnh tranh của nhãn hiệu đến từ đâu?
06:15, 09/01/2018