Gojek tiếp tục “bắt trend” xe điện tại Việt Nam

NGUYỄN CHUẨN 08/09/2023 03:20

Sau khi bắt tay với Dat Bike sử dụng xe máy điện trong việc di chuyển và giao đồ ăn, Gojek tiếp tục có sự kết hợp mới, lần này là với Selex Motors.

>>>Những cú bắt tay trong lĩnh vực xe máy điện với các ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam

Bắt tay với Selex Motors

Gojek vừa công bố hợp tác với Selex Motors triển khai thí điểm sử dụng xe máy điện trong các dịch vụ vận chuyển hành khách, giao đồ ăn và dịch vụ giao hàng tại Việt Nam. Theo đó, người dùng Gojek sẽ có thể trải nghiệm dịch vụ GoRide, GoFood và GoSend với dòng xe máy điện Selex Camel kể từ ngày 6/9.

Gojek vừa công bố hợp tác với Selex Motors.

Gojek vừa có sự hợp tác với Selex Motors.

Với dự án hợp tác này, các đối tác tài xế Gojek sẽ sử dụng xe máy điện Selex Camel khi thực hiện các đơn hàng GoRide, GoFood và GoSend trên nền tảng ứng dụng của đơn vị này. So với xe máy chạy bằng xăng truyền thống, xe máy điện Selex Camel có thể giúp tiết kiệm lên đến 35% chi phí nhiên liệu và 50% chi phí bảo trì, giúp các tài xế tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành, đồng thời giảm lượng khí thải carbon ra môi trường.

Các mẫu xe Selex Camel sử dụng công nghệ đổi pin, cho phép người lái xe có thể đổi pin nhanh và hiệu quả trong vòng 2 phút tại trạm đổi pin chung, đạt được phạm vi vận chuyển lên tới 150 km cho một lần sạc đầy. Thông qua dự án thí điểm với Selex, đối tác tài xế Gojek có thể đổi pin miễn phí tại hơn 30 trạm đổi pin ở Hà Nội và hơn 40 trạm tại TP.HCM. Selex Camel còn được trang bị bộ sạc di động, giúp người lái xe có thể sạc tại nhà dễ dàng, đáp ứng các nhu cầu sạc khác nhau của các đối tác tài xế.

>>>Xe máy điện "bùng nổ", cơ hội của doanh nghiệp Việt

>>>Ahamove mua 200 xe VinFast để triển khai dịch vụ cho thuê xe máy điện đầu tiên tại Việt Nam

Xu hướng sử dụng xe máy điện tại Việt Nam

Có thể nói, cuộc cách mạng “phương tiện xanh” hiện đang bùng nổ trên toàn thế giới, đặc biệt là trong ngành vận tải. Tại Việt Nam, việc sử dụng xe điện trong lĩnh vực gọi xe và giao hàng đang nổi lên như một xu hướng thịnh hành.

Nhiều thương hiệu vận tải đã có sự chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.

Nhiều thương hiệu vận tải đã có sự chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.

Nhiều thương hiệu vận tải trên khắp thế giới đang sử dụng xe điện trong hoạt động hậu cần của họ. Việc chuyển đổi từ xe chạy xăng/diesel sang xe điện trong lĩnh vực vận chuyển không chỉ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích khác.

DHL, Amazon hay là FedEx cũng đã bắt đầu thử nghiệm và triển khai xe điện trong các hoạt động hậu cần của họ. Ngoài việc sử dụng xe tải điện cho dịch vụ giao hàng và vận chuyển hàng hóa, mục tiêu của các gã khổng lồ này còn là thiết lập một hệ thống giao thông bền vững, trong đó xe điện là một phần quan trọng trong chiến lược này. 

Còn tại Việt Nam, thị trường xe điện dùng trong gọi xe và giao hàng cũng đang có sự bùng nổ đáng kể. Lazada Logistics, chi nhánh của nền tảng thương mại điện tử Lazada Việt Nam, đã có những bước đi chủ động hướng tới thiết lập hệ thống vận tải thân thiện với môi trường tại Việt Nam. Công ty đã giới thiệu hàng trăm xe máy điện phục vụ hoạt động giao hàng tại thị trường Việt Nam trong năm 2023.

Thị trường thị trường xe điện dùng trong gọi xe và giao hàng đang bùng nổ tại Việt Nam.

Thị trường xe điện dùng trong gọi xe và giao hàng đang bùng nổ tại Việt Nam.

Ngoài ra, các nền tảng gọi xe và giao hàng như BAEMIN và GrabExpress gần đây cũng đã hợp tác với Selex Motors để tích hợp xe máy điện vào dịch vụ giao hàng của họ. Thông qua sự hợp tác này, các đối tác này đã nhận ra tiềm năng của xe máy điện trong việc cung cấp các giải pháp vận chuyển nhanh chóng và thân thiện với môi trường. Việc sử dụng xe máy điện góp phần giảm tiếng ồn, tiết kiệm chi phí nhiên liệu và giảm lượng khí thải.

Gần đây nhất, CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) do tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập chính thức triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe máy điện, Xanh SM Bike tại Hà Nội. Dòng xe được sử dụng đồng bộ ban đầu là VinFast Feliz S. Dự kiến giai đoạn tiếp theo Xanh SM sẽ bổ sung thêm mẫu VinFast Evo200, đồng thời đặt mục tiêu phủ sóng 5 tỉnh thành trong năm nay, với số lượng lên đến 60.000 xe.

Nhìn chung, việc các nền tảng gọi xe và giao hàng hàng đầu ngày càng sử dụng xe máy điện để vận chuyển hàng hóa và thực hiện các chuyến đi đang phản ánh xu hướng chung trong ngành. Việc chuyển đổi từ xe chạy xăng sang xe điện đã vượt ra khỏi mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường, nó còn thể hiện nỗ lực phối hợp hướng tới giao thông bền vững và tiết kiệm năng lượng. Thông qua việc sử dụng xe điện, các nền tảng này đang tạo ra sự thay đổi tích cực, góp phần xây dựng một tương lai bền vững, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng toàn diện trong ngành vận tải Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Xe máy điện

    Xe máy điện "bùng nổ", cơ hội của doanh nghiệp Việt

    04:30, 29/08/2023

  • Những cú bắt tay trong lĩnh vực xe máy điện với các ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam

    Những cú bắt tay trong lĩnh vực xe máy điện với các ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam

    02:00, 25/08/2023

  • Xu hướng “bùng nổ”br class=

    Xu hướng “bùng nổ” xe máy điện

    15:31, 22/08/2023

  • Dịch vụ gọi xe máy điện xanh SM Bike ra mắt tại Hà Nội

    Dịch vụ gọi xe máy điện xanh SM Bike ra mắt tại Hà Nội

    15:00, 14/08/2023

  • Tiềm năng lớn của thị trường xe máy điện tại Việt Nam

    Tiềm năng lớn của thị trường xe máy điện tại Việt Nam

    10:34, 22/05/2023

NGUYỄN CHUẨN