Việt Nam ngày càng thu hút các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi

NGUYỄN CHUẨN 21/10/2023 03:00

Trong bối cảnh nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường đang là những lý do biến Việt Nam thành điểm thu hút các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu.

>>>Liên kết doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence, quy mô Thị trường thức ăn chăn nuôi hỗn hợp của Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 11,54 tỷ USD vào năm 2023 lên 15,30 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,80% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).

Compound Feed Market in Vietnam Size & Share Analysis - Growth Trends & Forecasts (2023 - 2028)

Image Source

Việc tăng tỷ trọng chăn nuôi trong sản lượng nông nghiệp và tăng thu nhập khả dụng của người tiêu dùng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước. Ngoài ra, nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm thực phẩm và các sản phẩm từ chăn nuôi quy mô cũng là một trong những yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu. Đặc biệt, áp lực pháp lý ngày càng tăng đối với các công ty đã dẫn đến việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi hợp vệ sinh, từ đó cũng là động lực thúc đẩy thị trường.

Các doanh nghiệp ngoại tích cực mở rộng

Mới đây, doanh nghiệp nông nghiệp Hà Lan De Heus đã khánh thành nhà máy thức ăn thủy sản mới trị giá 500 tỷ đồng (20,5 triệu USD) tại thành phố Cần Thơ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nhà máy tọa lạc tại Khu công nghiệp Trà Nóc, có công suất thiết kế 240.000 tấn/năm, chuyên sản xuất thức ăn cho cá tra với công nghệ tiên tiến.

Nhà máy thức ăn thuỷ sản De Heus Cần Thơ là nhà máy thứ 6 trong mảng thuỷ sản của Tập đoàn De Heus tại Việt Nam. Ảnh: Thiên Hương

Nhà máy thức ăn thuỷ sản De Heus Cần Thơ là nhà máy thứ 6 trong mảng thuỷ sản của Tập đoàn De Heus tại Việt Nam. Ảnh: Thiên Hương

Ông Koen De Heus, Giám đốc điều hành của De Heus Animal Nutrition cho biết: “Việt Nam có vị trí tốt để trở thành một trong những nguồn cung cấp protein thủy sản quan trọng nhất thế giới” và ông cũng cho biết thêm, De Heus cam kết phát triển vị thế chiến lược của mình tại Việt Nam “cùng với các đối tác trong nước và quốc tế”.

Với sự bổ sung mới nhất, De Heus hiện đang vận hành sáu nhà máy thức ăn thủy sản và một nhà máy trộn thức ăn chăn nuôi, cung cấp 630.000 tấn thức ăn cho cá và 52.000 tấn thức ăn cho tôm mỗi năm.

Trước đó, gã khổng lồ kinh doanh nông nghiệp Cargill có trụ sở tại Mỹ cũng đã khánh thành nhà máy thứ 11 tại Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai. Nhà máy Provimi Premix trị giá 28 triệu USD tọa lạc tại huyện Trảng Bom, có diện tích 30.000 m2, công suất 40.000 tấn/năm.

Cargill Việt Nam hiện có 11 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi ở nhiều địa phương tại Việt Nam, trong đó 10 nhà máy còn lại đặt tại Hưng Yên, Hà Nam, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.

Ông Scott Ainslie, giám đốc nhóm Dinh dưỡng Động vật Cargill ở Nam và Đông Nam Á cho biết, Việt Nam tiếp tục là thị trường quan trọng của Cargill trên toàn cầu, việc mở rộng này là một phần trong tầm nhìn chiến lược dài hạn của công ty đối với Việt Nam và phù hợp với những dự đoán tăng trưởng cho ngành nông nghiệp của đất nước và khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

>>>Thị trường thức ăn chăn nuôi: Doanh nghiệp ngoại chiếm trọn top đầu

>>>Tối ưu hoá kinh doanh, “chặn đà” tăng giá thức ăn chăn nuôi

Cuộc chơi của các doanh nghiệp ngoại

Theo báo cáo đánh giá thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam (VIRAC), với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia mở rộng kinh doanh sản xuất. Những cái tên như vậy có thể kể đến như: Cargill Group (Mỹ), Haid (Trung Quốc), CP Group (Charoen Pokphand Group – Thái Lan), De Heus (Hà Lan), BRF (Brazil), Mavin (Pháp), Japfa ( Singapore), CJ (Hàn Quốc),…

thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam rất phân mảnh, trong đó một số công ty quốc tế chiếm phần lớn thị phần.

Thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là cuộc chơi chủ yếu của công ty quốc tế.

Có thể nói, việc thu hút các tên tuổi lớn trên thế giới đầu tư vào thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam rất phân mảnh, trong đó một số công ty quốc tế chiếm phần lớn thị phần, bao gồm CP Việt Nam, Cargill hay là De Heus. Các gã khổng lồ trong ngành thức ăn chăn nuôi quốc tế này vào Việt Nam thông qua việc sáp nhập và mua lại các nhà sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản và gia cầm trong nước. Họ mang lại chuyên môn kỹ thuật, từ đó cải thiện triển vọng tăng trưởng.

CP Việt Nam là một trong những công ty FDI lớn với doanh thu hàng tỷ USD hiện nay và là một trong những “đại gia” nước ngoài đầu tiên tấn công thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Năm 1993, công ty này xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên tại Việt Nam. Đến nay, CP đã trở thành doanh nghiệp có thị phần lớn nhất, dẫn đầu thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam với 9 nhà máy trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, Cargill là tập đoàn hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tài chính. Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1995, đến nay Cargill có 11 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Công ty phát triển mạnh mẽ, liên tục, nhanh chóng và bền vững để trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Một tên tuổi khác cần phải đề cập là De Heus Việt Nam, công ty được thành lập năm 2008, trực thuộc Tập đoàn Royal De Heus (Hà Lan) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên quy mô toàn cầu. Cuối năm 2021, De Heus mua lại toàn bộ mảng sản xuất MNS Feed của Tập đoàn Masan, nâng tổng số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên khắp Việt Nam lên 23. Hiện tại, De Heus Việt Nam đang là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trên thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi độc lập cả về quy mô, sản lượng và doanh thu.

Có thể bạn quan tâm

  • Tập đoàn Hùng Nhơn và De Heus bàn giao thiết bị y tế phòng dịch cho Kon Tum

    Tập đoàn Hùng Nhơn và De Heus bàn giao thiết bị y tế phòng dịch cho Kon Tum

    17:00, 18/12/2021

  • “Cuộc hôn nhân” Masan MEATLifep/và De Heus: Vẹn cả đôi đường?

    “Cuộc hôn nhân” Masan MEATLife và De Heus: Vẹn cả đôi đường?

    04:00, 08/11/2021

  • Giảm thuế để thức ăn chăn nuôi phục hồi

    Giảm thuế để thức ăn chăn nuôi phục hồi

    01:00, 28/03/2023

  • Liên kết doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

    Liên kết doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

    04:15, 06/01/2023

  • Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

    Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

    04:00, 02/11/2022

  • Thuỷ sản xin hỗ trợ giảm giá thức ăn chăn nuôi

    Thuỷ sản xin hỗ trợ giảm giá thức ăn chăn nuôi

    03:30, 26/08/2022

NGUYỄN CHUẨN