Liên kết doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Diendandoanhnghiep.vn Muốn xây dựng được vùng nguyên liệu lớn đáp ứng quy mô công nghiệp phải xây dựng mối liên kết giữa nông dân, HTX, liên kết với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

>>>Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, có một nghịch lý đó là Việt Nam là nước nông nghiệp với 7 vùng sinh thái, có không ít mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng nhất, nhì thế giới. Tuy nhiên, hàng năm nước ta vẫn chi nhiều tỷ USD để nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Việt Nam nhập khẩu 22,3 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với giá trị là 9,07 tỉ USD. Đây chính là một thách thức lớn nhất trong ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện nay.

Việt Nam nhập khẩu 22,3 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với giá trị là 9,07 tỉ USD là thách thức lớn nhất trong ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện nay.

Điển hình như năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 22,3 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với giá trị là 9,07 tỉ USD. Đây chính là một thách thức lớn nhất trong ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện nay.

Thừa nhận thực tế này, ông Willemink Arno, Giám đốc vận hành De Heus Việt Nam, cho biết, hàng năm, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của De Heus sử dụng khoảng 3,2 triệu tấn nguyên liệu. Trong đó từ 800.000 đến 1 triệu tấn ngô (95% nhập khẩu với giá trị từ 6.700 - 9.250 tỷ đồng/năm) và 100.000 - 300.000 tấn sắn lát (75 - 80% là nguyên liệu nhập khẩu). Do đó Việt Nam có tiềm năng rất lớn để sản xuất nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước.

Tuy nhiên, nghiên cứu của De Heus và đối tác cho thấy, ngô hạt nội địa của Việt Nam có biến động về độ ẩm, chất lượng khá nhiều. Bên cạnh đó, kích thước cũng nhỏ hơn, nhiề hạt hỏng và nhiều vật thể lạ, thường xuyên xuất hiện độc tố, nấm mốc. Còn việc thu hoạch sắn lát trong mùa mưa là nguyên nhân gây ra ẩm mốc, tỷ lệ lẫn cát, bụi lên tới 2%.

Trên thực tế, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng từ 30% đến 35% so với nhu cầu trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm đến 65% đến 70% giá thành.

Sự phụ thuộc này được dự báo còn tiếp diễn lâu dài nếu chúng ta không có những chiến lược tổng thể, bài bản, sự hợp tác và vào cuộc quyết liệt của các bên liên quan gồm chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, các nhà khoa học và người sản xuất.

Do vậy, nếu không chủ động nguồn nguyên liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm chăn nuôi, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...

>>>Thuỷ sản xin hỗ trợ giảm giá thức ăn chăn nuôi

Ông Nguyễn Quang Tin, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị: “Ngô và sắn đều có những kỹ thuật canh tác có thể sản xuất ra sản phẩm cạnh tranh với các loại cây trồng khác, tuy nhiên phải  tính toán được giá của sản phẩm khi sản xuất. Để thuận lợi khi triển khai, cần đưa ra giá cạnh tranh qua đó ký kết hợp đồng với nông dân và địa phương”.

nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng từ 30% đến 35% so với nhu cầu trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm đến 65% đến 70% giá thành.

Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng từ 30% đến 35% so với nhu cầu trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm đến 65% đến 70% giá thành.

Từ thực tế này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, vai trò của ngành chăn nuôi là rất quan trọng trong tăng trưởng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để xây dựng ngành chăn nuôi tự chủ trong bối cảnh hội nhập một trong những giải pháp là phải chủ động được nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước.

Do đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh. việc thành lập vùng nguyên liệu, quan trọng nhất là đầu ra tiêu thụ, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, qua đó giúp nông dân và hợp tác xã nơi triển khai dự án hưởng lợi.

Bộ NN-PTNT đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi, với nhiều ưu đãi nhằm hỗ trợ, phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, từng bước giảm phụ thuộc nhập khẩu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cũng nhấn mạnh đến việc phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp triển khai các mô hình liên kết từ giống cây trồng, sơ chế, chế biến và thu mua nguyên liệu thông qua nông dân và các HTX.

Nhiều ý kiến đề nghị cần có cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư và chuyển giao các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đến nông dân. Đồng thời hỗ trợ thành lập và phát triển các HTX ngô và sắn để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ đầu vào cho nông dân trong sản xuất, bảo quản, chế biến để mở rộng quy mô, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.

Ông Nguyễn Như Cường cho rằng, Tây Nguyên là vùng thuận lợi để phát triển một số loại cây trồng làm thức ăn xanh sinh khối như ngô, sắn. Để cạnh tranh với những loại cây trồng khác ở khu vực này phải làm sao nâng cao được hiệu quả kinh tế. Muốn xây dựng được vùng nguyên liệu lớn đáp ứng quy mô công nghiệp phải xây dựng mối liên kết giữa nông dân, HTX, qua đó liên kết với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Liên kết doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713480873 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713480873 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10