NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Số hoá cải cách thủ tục hành chính
Đó là nhận định của ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) tại Diễn đàn Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số.
>>[TRỰC TUYẾN] Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số
Theo ông Ngô Hải Phan, thời gian qua Chính phủ đã có những chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Chúng tôi đã cùng các bộ ngành,địa phương tập trung nâng cao chất lượng các quy định, giảm thiểu thủ tục hành chính, đổi mới các dịch vụ công đạt một số kết quả.
Việc áp dụng giải pháp số đã mang đến những kết quả tích cực. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính đã cắt giảm, đơn giản hóa 2.480 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 388/1.086 TTHC; Đưa vào vận hành Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh (đã công khai hơn 15.000 quy định kinh doanh); Tạo ra kênh góp ý về các dự thảo quy định kinh doanh, tra cứu tìm kiếm quy định, gửi vướng mắc đề xuất, định kỳ hàng tuần, hàng tháng đánh giá nỗ lực quy định của các bộ ngành; Đưa ra nhóm chỉ số công khai minh bạch thông tin về quy định kinh doanh. Nhóm chỉ số mức độ hài lòng về chất lượng cải cách các quy định xếp hạng đánh giá nỗ lực cải cách quy định của các bộ ngành.
Về đổi mới thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, ông Nguyễn Hải Phan cho biết: 55,3% bộ ngành, địa phương đã xây dựng Kho quản lý dữ liệu điện tử trên hệ thống trực tuyết giải quyết thủ tục hành chính, số hóa hồ sơ. Hiện 100% địa phương đã triển khai chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
Theo đó, tỷ lệ hồ sơ được cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử tại bộ, ngành đạt 24,48% và tại địa phương đạt 38,94%; cấp hơn 3 triệu bản sao chứng thực điện tử; chuyển hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử tại cấp bộ đạt 81,39% và tại địa phương đạt 70,24%. 16 bộ, ngành và 63/63 địa phương đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu dân cư, giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính, đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động của bộ phận Một cửa.
>>NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Nền tảng cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Nhấn mạnh về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, ông Ngô Hải Phan cho biết: cần đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh. Thông qua triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP, 19 nghị quyết chuyên đề, đổi mới trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, phát huy vai trì của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính.
Đặc biệt, phát huy vai trò của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
Với các bộ ngành, địa phương, thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách, kiểm soát TTHC, QĐKD; nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC gắn với ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Tập trung xử lý dứt điểm các “điểm nghẽn” trong thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; nhất là về hạ tầng CNTT, số hóa dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến và an toàn, an ninh mạng.
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC, nhất là các nhóm TTHC, dịch vụ công liên thông, TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước.
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp chủ động tham gia thực hiện và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Năm 2023, tập trung hoàn thành xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quy định miễn/giảm phí, lệ phí trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử giai đoạn từ nay đến 2025 để khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Về cộng đồng doanh nghiệp, ông Ngô Hải Phan nhấn mạnh: doanh nghiệp cần tổng hợp khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, TTHC là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ - cơ quan thường trực Tổ công tác và Hội đồng tư vấn. Đồng thời, tích cực cho ý kiến về các quy định, TTHC dự kiến ban hành trong các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phương án cắt giảm, đơn giản hóa khi được Hội đồng tư vấn và các bộ, ngành gửi lấy ý kiến.
Chia sẻ, thông tin đến các doanh nghiệp thành viên để khai thác, sử dụng Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh, Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Nền tảng cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng
09:19, 25/10/2023
[TRỰC TUYẾN] Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số
09:06, 25/10/2023
25/10: Diễn đàn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số
17:16, 23/10/2023
Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và sự phát triển của thương mại Việt Nam
03:07, 02/10/2023