Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số

Diendandoanhnghiep.vn Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số sáng nay (25/10) tại Hà Nội.

>> Động lực tăng trưởng từ kinh tế số: Doanh nghiệp tiên phong

Năm 2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 với các mục tiêu: Đến năm 2025 gồm nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp đạt khoảng 45% GDP. Kinh tế số chiếm 20% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

Mới đây, ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41- NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Trong 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết 41, có đề cập đến nội dung quan tâm xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các mô hình, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới để mở rộng không gian phát triển cho doanh nhân, doanh nghiệp.

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, để hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số đang diễn ra mạnh mẽ; được sự chỉ đạo của VCCI, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức:

DIỄN ĐÀN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

Thời gian: 08h30 – 11h10, Thứ Tư ngày 25/10/2023
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội

Toàn cảnh Diễn đàn Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng 25/10/2023 tại Hà Nội.

Toàn cảnh Diễn đàn Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng 25/10/2023 tại Hà Nội.

Tham dự Diễn đàn có: Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ; Ông Nguyễn Trung Hậu - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban kinh tế Trung Ương; Ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế; Ông Ngô Xuân Liễu - Giám đốc Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm (Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB và XH); Ông Nguyễn Trọng Đường - Chuyên gia chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Về phía các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp địa phương, đại diện một số doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư có: Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam; Bà Bùi Thị Hải Yến - Ủy viên BCH VCCI, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP  Hà Nội (HBA) - Chủ tịch Hiệp hội nữ Doanh nhân Thành phố Hà Nội (HNEW); Ông Ngô Sĩ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam; Ông Trần Xuân Ngữ - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Nam Định; Bà Đỗ Thị Thuý Hương – Uỷ viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam; Bà Đinh Thị Thuý -  Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Misa; Bà Bùi Bích Liên - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Emcom; Ông Lưu Văn Dần – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam.

Về phía ban tổ chức có: Nhà báo Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Tham dự Diễn đàn còn có nhiều quý vị đại biểu, quý vị khách tham dự trực tiếp và trực tuyến tại đường link: https://diendandoanhnghiep.vn; Fanpage Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp;

Ban tổ chức trân trọng cảm ơn các nhà báo/phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí quan tâm, tham dự và đưa tin về Diễn đàn.

Ban tổ chức trân trọng cảm ơn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN; Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty Cổ phần PV POWER; Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV đã đồng hành cùng chương trình.

>> NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Nền tảng cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng

NỀN TẢNG CHO CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ, chúng ta đang bước vào những tháng cuối cùng của năm 2023 với nhiều tín hiệu tích cực cho sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, đến hết quý III năm nay, cả nước đã có hơn 165.000 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, tăng 1,2% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước cũng đang tăng trưởng rất ấn tượng, đạt hơn 497 tỷ USD với cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 21,68 tỷ USD…

Những con số thống kê trên cho thấy, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ứng biến nhanh chóng, có chiến lược quản lý và điều hành linh hoạt trong giai đoạn nhiều thách thức, biến động khó lường.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

“Một trong những giải pháp ứng phó linh hoạt và hiệu quả nhất trong giai đoạn khó khăn kéo dài gần 3 năm qua chính là các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị đã chủ động ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo để số hoá quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động.

Chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế như thương mại, ngân hàng tài chính, du lịch, y tế giáo dục đến giải trí… góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Kinh tế số đã và đang đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045”, ông Hoàng Quang Phòng phân tích.

Theo Báo cáo nền kinh tế số 2022 do Google và Temasek thực hiện, với tốc độ tăng trưởng đạt hai con số trong giai đoạn 2019 - 2022, kinh tế số tại Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, là một trong ba quốc gia phát triển kinh tế số hàng đầu khu vực.

Dự báo trong những năm tới, kinh tế số tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt khi Việt Nam được đánh giá hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi. Đó là sự đồng thuận, hỗ trợ của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp; cơ sở hạ tầng công nghệ viễn thông ngày càng hoàn thiện; dân số trẻ và tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh, mạng Internet và mạng xã hội rất cao…

Phát biểu tại Phiên họp cấp cao về kinh tế số, phát triển xanh và kết nối khu vực của Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3 tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh: “Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh chuyển đổi số và phát triển kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Trên tinh thần đó, Việt Nam xác định không gian mới là kinh tế số. Lực lượng sản xuất mới là nhân lực số, công nghệ số và dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo số”.

Vị Phó Chủ tịch VCCI đánh giá, với tốc độ tăng trưởng cao, năm 2022 kinh tế số đã đóng góp 14,26% GDP. Việt Nam đang hướng đến mục tiêu kinh tế số đóng góp 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030 như mục tiêu đã đề ra tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 52 - NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Mới đây, ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41- NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Trong 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết 41, Bộ Chính trị yêu cầu hoàn thiện chính sách pháp luật, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.

Trong đó, quan tâm xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các mô hình, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới để mở rộng không gian phát triển cho doanh nhân, doanh nghiệp. Những định hướng chỉ đạo mới nhất của lãnh đạo Đảng và Nhà nước thể hiện quyết tâm phát triển kinh tế số của Việt Nam, phù hợp với xu thế của thế giới cũng như đòi hỏi khách quan của phát triển bền vững.

Theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; vượt qua những giới hạn cả về khoảng cách thời gian và khoảng cách địa lý để tìm kiếm, mở rộng thị trường; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Ông Hoàng Quang Phòng cũng chỉ ra, phát triển kinh tế số là chặng đường dài, hiệu quả của hội nhập kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp.

Vì vậy, việc tiếp tục các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là nội dung cấp bách. Đây chính là chìa khoá để chúng ta thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, qua đó nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội từ kinh tế số.

“Chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, chúng ta mới tạo nền tảng cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Từ ý nghĩa đó, tôi tin rằng, Diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số” sẽ có những trao đổi thẳng thắn, nhìn thẳng vào thực tế để nhận diện những khó khăn vướng mắc cũng như cơ hội đầu tư từ dòng vốn và công nghệ mới của các doanh nghiệp, nhà đầu tư; lắng nghe ý kiến, đối thoại từ các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế. Từ đó, chúng ta sẽ gợi mở các giải pháp, kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số”, Phó Chủ tịch VCCI bày tỏ.

SỐ HOÁ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Phát biểu tại diễn đàn, ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) cho biết, thời gian qua Chính phủ đã có những chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Chúng tôi đã cùng các bộ ngành,địa phương tập trung nâng cao chất lượng các quy định, giảm thiểu thủ tục hành chính, đổi mới các dịch vụ công đạt một số kết quả.

Việc áp dụng giải pháp số đã mang đến những kết quả tích cực. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính đã cắt giảm, đơn giản hóa 2.480 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 388/1.086 TTHC; Đưa vào vận hành Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh (đã công khai hơn 15.000 quy định kinh doanh); Tạo ra kênh góp ý về các dự thảo quy định kinh doanh, tra cứu tìm kiếm quy định, gửi vướng mắc đề xuất, định kỳ hàng tuần, hàng tháng đánh giá nỗ lực quy định của các bộ ngành; Đưa ra nhóm chỉ số công khai minh bạch thông tin về quy định kinh doanh. Nhóm chỉ số mức độ hài lòng về chất lượng cải cách các quy định xếp hạng đánh giá nỗ lực cải cách quy định của các bộ ngành.

ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ)

Ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ)

Về đổi mới thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, ông Nguyễn Hải Phan cho biết: 55,3% bộ ngành, địa phương đã xây dựng Kho quản lý dữ liệu điện tử trên hệ thống trực tuyết giải quyết thủ tục hành chính, số hóa hồ sơ. Hiện 100% địa phương đã triển khai chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.

Theo đó, tỷ lệ hồ sơ được cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử tại bộ, ngành đạt 24,48% và tại địa phương đạt 38,94%; cấp hơn 3 triệu bản sao chứng thực điện tử; chuyển hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử tại cấp bộ đạt 81,39% và tại địa phương đạt 70,24%. 16 bộ, ngành và 63/63 địa phương đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu dân cư, giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính, đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động của bộ phận Một cửa.

Nhấn mạnh về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, ông Ngô Hải Phan cho biết, cần đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh. Thông qua triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP, 19 nghị quyết chuyên đề, đổi mới trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, phát huy vai trì của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính.

Đặc biệt, phát huy vai trò của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Với các bộ ngành, địa phương, thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách, kiểm soát TTHC, QĐKD; nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC gắn với ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tập trung xử lý dứt điểm các “điểm nghẽn” trong thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; nhất là về hạ tầng CNTT, số hóa dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến và an toàn, an ninh mạng. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC, nhất là các nhóm TTHC, dịch vụ công liên thông, TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước.

Đồng thời, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp chủ động tham gia thực hiện và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Năm 2023, tập trung hoàn thành xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quy định miễn/giảm phí, lệ phí trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử giai đoạn từ nay đến 2025 để khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Về cộng đồng doanh nghiệp, ông Ngô Hải Phan nhấn mạnh: doanh nghiệp cần tổng hợp khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, TTHC là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ - cơ quan thường trực Tổ công tác và Hội đồng tư vấn. Đồng thời, tích cực cho ý kiến về các quy định, TTHC dự kiến ban hành trong các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phương án cắt giảm, đơn giản hóa khi được Hội đồng tư vấn và các bộ, ngành gửi lấy ý kiến. Đồng thời, chia sẻ, thông tin đến các doanh nghiệp thành viên để khai thác, sử dụng Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh, Cổng Dịch vụ công quốc gia.

KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA DOANH NGHIỆP

Ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế đã nhấn mạnh cơ hội phát triển cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số tại Diễn đàn.

FD

Ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế

Ông Trịnh Minh Anh cho biết: cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế số của Việt Nam đang trên đà phát triển, tạo ra những mô hình kinh doanh phi truyền thống, từ việc đăng ký kinh doanh, sử dụng hóa đơn điện tử cho đến bán lẻ trực tuyến, bất động sản hay ngân hàng. Ngay trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết trong những năm gần đây cũng có chương riêng về thương mại điện tử.

Trong Hiệp định CPTPP, Việt Nam cam kết không đánh thuế xuất nhập khẩu đối với việc truyền dẫn điện tử; không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm kỹ thuật số tương tự nhau và cam kết thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số và tôn trọng quyền tự do thỏa thuận phương thức chữ ký số… tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn thuận lợi hơn.

Nắm bắt cơ hội phát triển từ kinh tế số, ngày càng có nhiều công ty khởi nghiệp được thành lập và đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trên các lĩnh vực như thương mại điện tử, thanh toán trung gian trên nền tảng công nghệ QR Code hay ví điện tử, các giải pháp ngân hàng điện tử.

Bên cạnh những cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn, thách thức trong nền kinh tế số. Thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu công nghệ và nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao; năng lực tổ chức, triển khai công nghệ số là những nút thắt cản trở doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển đổi phương thức sản xuất mới, bao gồm cả khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân… Trong khi đó, khung khổ, môi trường pháp lý; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin… đang tiếp tục hoàn thiện.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nên kinh tế số để bắt kịp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của cuộc Cách mạng lần thứ tư, tránh tụt hậu về công nghệ đang là yêu cầu cấp bách, cần cả vai trò của Nhà nước và tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp.

Theo ông Trịnh Minh Anh, Chính phủ cần quán triệt quan điểm “đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”  và thực hiện có kết quả các chủ trương, nhiệm vụ về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đã được đề cập trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đây chính là điều kiện thiết yếu để tạo ra một môi trường thuận lợi, giúp cho doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào nền kinh tế số.

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, phát huy tính tiên phong của doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nghiên cứu, phát triển, làm chủ kỹ thuật số là nội dung quan trọng. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh phát triển những lĩnh vực theo xu hướng số hóa như năng lượng tự động, hệ thống giao thông vận tải; đào tạo từ xa, quản lý giảng dạy và học tập trực tuyến; quản lý hồ sơ bệnh án, điều trị bệnh trực tuyến; hệ thống quản lý nông - lâm - ngư nghiệp từ xa, thương mại điện tử được chuyển đổi số…

Bên cạnh đó, cần phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng số; đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, quản lý chặt chẽ và kiểm soát những hình thức thanh toán trực tuyến, nhất là những giao dịch xuyên quốc gia. Chủ động hoàn thiện hệ thống hạ tầng thanh toán số song song với việc thống nhất, đồng bộ phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trên toàn quốc. 

Đối với các doanh nghiệp, ông Trịnh Minh Anh cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số, điều tiên quyết là phải chủ động đổi mới, sáng tạo, nắm bắt kịp thời các công nghệ mới; chủ động đầu tư cải tiến công nghệ, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng những mô hình, phương thức kinh doanh mới, loại bỏ những yếu tố lạc hậu, không còn phù hợp, ứng dụng cách thức mới để phát triển nhanh hơn.

Tuy nhiên, để ứng dụng công nghệ số thành công phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, trình độ năng lực của từng doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp nên có phương thức, hướng đi riêng và cách thức chuyển đổi sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tìm kiếm. cơ hội hợp tác về chuyển giao công nghệ, phát triển các phương thức kinh doanh mới. Doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh thì càng tham gia tốt hơn vào nền kinh tế số và có cơ hội trở thành một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

CHUYỂN ĐỔI SỐ THÚC ĐẨY TIỀM NĂNG DOANH NGHIỆP

TS Nguyễn Trọng Đường, chuyên gia chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong và ngoài nước trong quá trình chuyển đổi số.

Đ

TS Nguyễn Trọng Đường, chuyên gia chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông

Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới và trong nước đang thay đổi nhanh. Thế giới đang trong giai đoạn khó khăn được thể hiện trong khái niệm “thế giới VUCA” với các đặc tính: biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ rủi ro. Kinh tế toàn cầu vì thế đang chịu tác động bất lợi mạnh mẽ. Theo dự báo của IMF, GDP toàn cầu dự báo giảm từ 3,5% năm 2022 xuống còn 3% năm 2023. Còn theo dự báo của OECD, GDP toàn cầu năm 2023 - 2024 còn thấp hơn, ở mức 2,7%. 

Là nền kinh tế có độ mở lớn, tác động bất lợi của kinh tế toàn cầu cũng đang ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Ngân hàng châu Á ADB dự báo, GDP của Việt Nam giảm từ 8,02% năm 2022 còn 5,2% trong năm nay. Đáng chú ý, “cỗ xe tam mã” cho kinh tế Việt Nam là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng đều khó khăn, tăng trưởng thấp, thậm chí còn giảm tốc… Trong bối cảnh trên, làm mới những động lực tăng trưởng cũ và tạo dựng động lực tăng trưởng mới thông qua chuyển đổi số để thúc đẩy kinh tế số là yêu cầu cấp thiết đặt ra. 

Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế số tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với kinh tế truyền thống và có tốc độ tăng trưởng bằng 2-3 lần tăng trưởng GDP. Theo báo cáo “e-Economy SEA 2022” do Google và Temasek thực hiện tại một số quốc gia Đông Nam Á, kinh tế số nền tảng của Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực trong giai đoạn 2022 – 2025 với khoảng 31%/năm, đạt mức 50 tỷ USD vào năm 2025 và gấp 4 lần vào năm 2030 với khoảng 200 tỷ USD.

Trong bối cảnh trên, kinh tế số góp phần tạo ra không gian tăng trưởng mới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời là động lực cốt lõi cho tăng trưởng quốc gia, tham gia giải các bài toán kinh tế xã hội… 

Nhận thức tầm quan trọng của kinh tế số, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy kinh tế số. Thực tế, các hoạt động kinh tế số đang diễn ra sôi động, ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Tỷ trọng giá trị gia tăng của kinh tế số trong GDP Việt Nam ngày càng tăng qua các năm, từ 11,91% năm 2021 đã tăng lên 14,29% năm 2022 và đang hướng đến con số mục tiêu 20% vào năm 2025.  

Ông Đường cho biết, chuyển đổi số doanh nghiệp được xác định giúp khai thác tiềm năng kinh tế số nền tảng và kinh tế ngành. Số liệu năm 2022 cho thấy, kinh tế số ICT đang chiếm 70% và mức độ lan toả ICT trong các ngành và lĩnh vực khác là 30%.

Số liệu trên cho thấy, tăng trưởng kinh tế số mặc dù có thể đạt chỉ tiêu theo chiến lược đặt ra, nhưng đang có sự mất cân đối giữa kinh tế số ICT và kinh tế số ngành khiến cho việc phát triển thiếu bền vững, đặc biệt Việt Nam chưa khai thác được tiềm năng phát triển của kinh tế số ngành.

Do vậy, mục tiêu đặt ra đến năm 2025, tỷ lệ trên sẽ phải thay đổi: kinh tế số ICT chỉ chiếm 30% và mức độ lan toả ICT trong các ngành và lĩnh vực khác (kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành) là 70%.  

Để hướng tới mục tiêu này, ông Đường cho rằng, đẩy mạnh chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số doanh nghiệp là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành, từ đó đảm bảo phát triển kinh tế số bền vững.

Từ kinh nghiệm của khủng hoảng kinh tế trước đây cho thấy, doanh nghiệp tích cực chuyển đổi sẽ có khả năng thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh mới, từ đó phục hồi nhanh hơn và phát triển sau khủng hoảng tốt hơn.  

Để tiến hành chuyển đổi số hiệu quả, chuyên gia này cho biết, trong nền kinh tế số, doanh nghiệp cần tư duy lại mô hình kinh doanh. Đó là mô hình kinh doanh tập trung vào khách hàng; cung cấp dịch vụ và trải nghiệm tăng cường nhờ dữ liệu; xây dựng nền tảng và hệ sinh thái; thúc đẩy kinh tế chia sẻ, cho thuê và đi thuê; đặc biệt tự động hoá và dữ liệu sẽ dẫn dắt phát triển. Tư duy mới này khác hẳn với mô hình kinh doanh truyền thống được dẫn dắt bởi yếu tố chính là lao động; tập trung vào sản phẩm, phát triển và bán sản phẩm; thúc đẩy sở hữu, mua đứt, bán đoạn. 

"Tương tự, khác với tư duy cạnh tranh trước đây theo kiểu “cá lớn” nuốt “cá bé” thì kinh tế số, tư duy cạnh tranh theo hướng “cá nhanh” nuốt “cá chậm”, vừa thúc đẩy hợp tác vừa cạnh tranh để cùng phát triển, xoá bỏ trung gian và trung gian hoá", ông Đường nói thêm. 

Với hơn 71% dân số Việt Nam thường xuyên truy cập Internet, cách tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp là qua môi trường số. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chuyển đổi số thông minh, đặt bài toán chuyển đổi số đúng để đảm bảo hiệu quả và thành công. Sử dụng các Nền tảng số phổ biến sẽ là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.  

Tuy nhiên, để vượt qua khủng hoảng, các doanh nghiệp cần xác định đúng "đầu bài" chuyển đổi số phù hợp mục tiêu sinh tồn, phục hồi hay phát triển. 

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, ông Đường nhấn mạnh, chuyển đổi số phải đem lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn; Tăng hiệu suất làm việc của nhân viên và tinh gọn hơn và giảm chi phí để tăng lợi nhuận thông qua cách thức gồm thuê dịch vụ nền tảng số, sử dụng công nghệ đám mây và tự động hoá.

Bên cạnh đó, ông Đường cho biết, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tận dụng chuyển đổi số để khắc phục các hạn chế bằng việc sử dụng các nền tảng số xuất sắc như thuê dịch vụ và quy trình chuẩn. Với các doanh nghiệp lớn cần chiến lược chuyển đổi số gồm 6 trụ cột chính bao gồm: trải nghiệm số cho khách hàng; Chiến lược số; Hạ tầng và công nghệ số; Vận hành số; Văn hóa số; Dữ liệu và tài sản thông tin.

Ông Đường nhấn mạnh, chuyển đổi số thông minh để tối ưu hoá nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. "Nếu tất cả đồng lòng tiến về phía trước, chuyển đổi số chắc chắn thành công".

ĐỐI THOẠI: TỐI ƯU NGUỒN LỰC – VƯỢT THÁCH THỨC

Toàn nền kinh tế có trên 850 nghìn doanh nghiệp nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, với quy mô vốn và lao động nhỏ bé. Quy mô nhỏ, thiếu vốn và công nghệ cũng như các vướng về cơ chế chính sách đang hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Nhà báo Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ điều phối phiên.

Nhà báo Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ điều phối phiên.

Để phân tích, đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh, giúp các doanh nghiệp hoạch định chính sách, chiến lược, tối ưu nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế số, chúng tôi xin kính mời quý vị cùng đến với phiên ĐỐI THOẠI của Diễn đàn.

Phát biểu đề dẫn, ông Ngô Xuân Liễu - Giám đốc Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm (Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB và XH) đánh giá về tình hình chung của thị trường lao động Việt Nam trong 9 tháng năm 2023, mặc dù chúng ta gặp nhiều khó khăn nhưng tín hiệu thị trường lao động vẫn tích cực.

Một dấu hiệu nổi bật đó là chuyển đổi kinh tế, cơ cấu lao động rõ nét. Đặc biệt là khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản đã có chiều hướng giảm trong khi khu vực công nghiệp, chế biến chế tạo cũng như khu vực dịch vụ giữ đà tăng.

1.	Giám đốc Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm (Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB và XH)

Ông Ngô Xuân Liễu - Giám đốc Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm (Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB và XH)

Dự báo chung về thị trường lao động trong thời gian tới, có thể thấy tốc độ tăng nguồn cung lao động trong giai đoạn hiện nay chậm hơn so với giai đoạn trước Covid-19. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, lực lượng lao động giảm khá lớn, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng giảm và đến nay đang phục hồi. Theo dự báo của chúng tôi đến năm 2025, lực lượng lao động của chúng ta sẽ tăng 54,9 triệu so với hiện nay.

Cung lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn cũng khác nhau, trong đó các khu vực thành thị có tốc độ tăng cao hơn. Về tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đến hết năm 2023 là khoảng 28,9%. Đến năm 2025, dự báo con số này là 39% trong đó tỷ lệ sơ cấp nghề là 8,37% và đại học trở lên là 14,6%.

Hiện nay lao động có trình độ đại học cung cấp ra thị trường vẫn tăng so với trình độ trung cấp, sơ cấp, cao đẳng... Lẽ ra trình độ cao đẳng, sơ cấp, trung cấp sẽ phải tăng mạnh hơn so với cấp đại học.

Đa phần người lao động học các ngành về dịch vụ, tài chính, quản trị kinh doanh hoặc những ngành xã hội khác,... ngược lại các ngành nghề về kỹ thuật, toán học, công nghệ có mức tuyển sinh không thay đổi nhiều so với các cảnh báo trước đây. Khi chuyển đổi số, doanh nghiệp lớn sẽ thu hút lao động nhiều hơn, con số 1 triệu doanh nghiệp như mục tiêu chúng ta có thể đạt được nếu các rào cản về hoạt động kinh doanh được tháo gỡ và đương nhiên số lao động cũng sẽ tăng lên rất nhiều.

"Chúng tôi dự báo tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đến năm 2025 sẽ khoảng 30%. Tuy nhiên trong lực lượng lao động của chúng ta, có rất nhiều lao động không có bằng cấp, chứng chỉ nhưng có kỹ năng rất cao. Do vậy cùng với việc công nhận qua hệ thống cấp chứng chỉ bằng cấp, thì vẫn cần phải triển khai cấp chứng chỉ độc lập cho doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng". - ông Liễu nói.

Về các giải pháp, chúng ta còn rất nhiều khó khăn trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường lao động, ông Liễu cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện có hiệu quả để phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, tập trung vào các vấn đề cụ thể như: Nâng cao hiệu quả lao động của quản lý Nhà nước, của ngành, ổn định phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế thích ứng trước các cú sốc từ bên ngoài. Cùng với đó là đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng với nền kinh tế số. Thúc đẩy thực hiện chính sách tiền lương đảm bảo theo cơ chế của thị trường".

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) kiến nghị cần có những chính sách, cơ chế rõ ràng trong quản lý hồ sơ qua mạng, đấu thầu qua mạng, cũng như chính sách chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhà thầu, tại Diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng ngày 25/10.

fd

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) 

Cụ thể, ông Hiệp cho biết, chuyển đổi số là cơ hội, là bước ngoặt cho tất cả các ngành nghề kinh doanh và với doanh nghiệp nhà thầu cũng không ngoại lệ. Góp phần quản lý về tài chính, về quản lý về thiết kế, quy hoạch, quản lý về nhân lực, quản lý về dự án, quản lý về vật tư, vật liệu đầu ra, đầu vào chặt chẽ hơn, đối với cả người quản lý và và người sử dụng.

Trong ngành xây dựng, hiện đã có công nghệ này và đây thực sự là mô hình quản lý hiện đại hiệu quả - công nghệ BIM (Building Information Modeling) - quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình.

Với công nghệ này, các đơn vị có thể quản lý thiết kế giữa chủ đầu tư với nhà thầu và các thay đổi trong quá trình thực hiện dự án, tiết kiệm được rất nhiều về vật tư, tiết kiệm rất nhiều nhân lực. Nhưng để thực hiện được thì cũng cần kinh phí rất lớn, thực hiện đồng bộ hóa dữ liệu đầu vào, kết với hợp với chủ đầu tư, tức là chủ đầu tư và nhà thầu có một cái sự đồng bộ với nhau.

Nhưng theo ông Hiệp, đây không phải là điều có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Vì vậy, có thể nói được trong ngành xây dựng hiện nay chỉ một số công ty lớn mà thường là những công ty có tên tuổi như Coteccons, Newtecons có thể thực hiện được.

Với các doanh nghiệp quy mô dưới 100 tỉ thì mặc dù biết là công nghệ này rất lợi hại nhưng đều chưa áp dụng. Theo ông Hiệp, đây là đặc thù của ngành xây dựng: Doanh nghiệp hiểu biết về chuyển đổi số rất là rõ, nhưng có áp dụng được không không phải là vấn đề dễ dàng.

Ông Hiệp chia sẻ một trường hợp hi hữu, vừa qua VACC đã tham gia phân xử vụ kiện của một nhà thầu tại Quảng Nam. Sự việc do doanh nghiệp nộp đấu thầu qua mạng nhưng do mạng lỗi, theo đó hồ sơ không được gửi lên và doanh nghiệp bị loại. Do đó, có thể thấy rằng chuyển đổi số không phải không có những có những trường hợp khó xử khi áp dụng được.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, vấn đề quản lý hồ sơ cũng cần có những quy định rõ ràng hơn về tính pháp lý. Cụ thể, với các hồ sơ đã được số hóa thì có được công nhận, có tính pháp lý hay không. Bởi có những hồ sơ từ rất lâu và trong quá trình quản lý có thể bị hư hỏng.

Và với quản lý dữ liệu về nhà thầu, hiện nay cũng chưa có thể chế, quy chế nào quy định cụ thể là những dữ liệu nào thì doanh nghiệp nhà thầu phải công bố lên mạng để cho các cơ quan quản lý nhà nước nắm được. Có những dữ liệu của doanh nghiệp dữ liệu mở, có dữ liệu lại là dữ liệu kín. Theo đó, ông Hiệp cho rằng có quy định thống nhất làm cho chức năng quan quản lý nhà nước nắm được tình hình các doanh nghiệp nắm được các cái thị trường nói chung thì cũng cần rất rõ những vấn đề mất.

Theo ông Hiệp, với ngành xây dựng, đặc biệt liên quan đến hồ sơ đấu thầy qua mạng, còn nhiều bất cập, những điều kiện riêng và đặc thì. Do đó, dù doanh nghiệp nhận thức rất rõ vai trò của chuyển đổi số, nhưng vẫn còn những khó khăn, rào cản.  

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Thản - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty CP Ao Vua, trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Đó là những khó khăn là thị trường; sức mua yếu khi người dân tập trung tiêu dùng các sản phẩm thiết yếu; môi trường đầu tư cơ chế chính sách. Chính phủ áp dụng công nghệ số tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp nhưng đâu đó vẫn còn những hạn chế.

fd

Ông Nguyễn Mạnh Thản - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty CP Ao Vua

Chuyển đổi số hiện là công cụ, phương tiện nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, quan trọng nhất là xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Đây là nền tảng cho doanh nghiệp phát triển bền vững, là cơ sở để doanh nghiệp huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài. Nếu không tạo dựng nền tảng văn hoá, doanh nghiệp khó phát triển. Song song đó, cần phát triển văn hoá thực thi trong các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức; hoàn thiện thể chế chính sách, quy định pháp luật liên quan tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Ông Trần Xuân Ngữ - Chủ tịch HHDN tỉnh Nam Định nhận định: Trong giai đoạn tin học hóa, nhìn chung các Bộ, ngành địa phương đã thực hiện chuyển đổi số các thủ tục hành chính một cách tích cực và mạnh mẽ, tuy nhiên, ông Ngữ kiến nghị, các Bộ ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thông qua chuyển đổi số để giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian thực hiện cho doanh nghiệp.

fd

Ông Trần Xuân Ngữ - Chủ tịch HHDN tỉnh Nam Định

Bên cạnh đó, các văn bản chỉ đạo nên được cô đọng và chuyển thành các tài liệu số và gửi tới các Hiệp hội doanh nghiệp nhằm giúp thông tin được truyền đạt nhất quán đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là với các doanh nghiệp ở các địa phương.

Bà Bùi Thị Hải Yến - Ủy viên BCH VCCI, Phó Chủ tịch HBA, Tổng Giám đốc Công ty CP Hanel cho biết, chúng ta cần hiểu rõ hơn về nền kinh tế số, là nền kinh tế hoạt động trên ứng dụng công nghệ số để tạo ra các cơ chế tự động, thông minh thay thế con người trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

fd

Bà Bùi Thị Hải Yến - Ủy viên BCH VCCI, Phó Chủ tịch HBA, Tổng Giám đốc Công ty CP Hanel 

Chính vì thế, năng suất lao động trong nền kinh tế số sẽ tăng gấp nhiều lần so với các phương thức mà chúng ta đang áp dụng hiện nay, nghĩa là ở đó không chỉ tăng lên hàng chục phần trăm mà là hàng trăm phần trăm. Thực chất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số chính là năng lực tạo ra năng suất lao động cao. Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam đạt được điều đó, câu trả lời duy nhất chính là chuyển đổi số.

Bà Bùi Thị Hải Yến cũng nêu thêm một số vấn đề đang suy ngẫm như: Thứ nhất, ở nước ta, trong kinh tế, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất, từ phương thức sản xuất thủ công - bán tự động sang phương thức sản xuất thông minh.

Tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp hiện nay thành doanh nghiệp số với nội dung trọng tâm là thông minh hóa sản xuất kinh doanh và thông minh hóa quản lý doanh nghiệp. Ý nghĩa của cụm từ “thông minh hóa” ở đây là các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các quy trình số có khả năng lựa chọn phương án tối ưu trong từng tình huống sản xuất kinh doanh cụ thể một cách tự động.

Do có sự tham gia của các cơ chế tự động thông minh này vào quá trình sản xuất nên số lượng lao động giảm đi, trong khi hiệu quả sản xuất lại tăng lên rất cao, nhờ khắc phục được những hạn chế của phương thức sản xuất truyền thống, như không tốn công sức thu thập dữ liệu, mà dữ liệu lại không đầy đủ (vì máy sẽ tự động thu thập mọi loại dữ liệu), xử lý được vụ việc tức thì ngay tại thời điểm diễn ra (điều này kinh tế truyền thống không làm được)…   

Thứ hai là các doanh nghiệp đã chuẩn bị thế nào? Từ giữa năm 2020 đến nay nhiều hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số đã được VCCI và nhiều đơn vị khác tổ chức. Tuy nhiên, đến thời điểm này (tháng 10/2023) nên nghiêm túc nhận xét rằng đại đa số doanh nghiệp chưa thực sự bắt tay vào chuyển đổi số.

Có hiện tượng khá phổ biến là, không ít doanh nghiệp nhận thấy có những ứng dụng trước kia mình chưa làm, ví dụ, làm việc trực tuyến, sử dụng hệ thống phần mềm tổng hợp (ERP),… thì nay thử áp dụng. Có doanh nghiệp thấy hiệu quả, hài lòng, nhưng cũng có doanh nghiệp không thấy hiệu quả và ngừng lại. Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi số cho biết gần 50% doanh nghiệp trong nước đã ngừng áp dụng chuyển đổi số.

“Sự kiện này cho chúng ta thấy điều gì? Có thể khẳng định rằng không ít doanh nghiệp đang nhầm lẫn giữa “tự động hóa” – kết quả của ứng dụng CNTT với “thông minh hóa” – kết quả ứng dụng công nghệ số. Tất cả các doanh nghiệp “tạm ngừng chuyển đổi số” theo báo cáo nêu trên đều chưa thực sự bắt tay vào chuyển đổi số, mà là thử nghiệm áp dụng một vài sản phẩm điện tử hóa (hay tin học hóa). Những sản phẩm này không làm thay đổi phương thức sản xuất của doanh nghiệp, mà chỉ cải thiện thêm cho phương thức sản xuất hiện có. 

Tóm lại, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo để chủ động dấn thân vào nền kinh tế số toàn cầu”, bà Yến trăn trở.

dfd

Quang cảnh diễn đàn

Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế số, Phó Chủ tịch HBA cho rằng, trước tiên và quan trọng nhất là nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về bản chất thực sự của chuyển đổi số. Chỉ khi hiểu đúng thì mới làm đúng.

Đặc biệt, giúp doanh nghiệp hiểu rõ chuyển đổi số là quá trình tự thân, doanh nghiệp phải tự làm. Các chuyên gia công nghệ số chỉ cung cấp phương pháp và công cụ thực hiện, còn lại là doanh nghiệp tự lựa chọn con đường chuyển đổi hướng tới thông minh hóa sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp của mình. Đây là quá trình dài và không có điểm dừng, doanh nghiệp chuyển dần từ thấp lên cao tùy thuộc vào mức độ trưởng thành số của mình.

Bên cạnh đó là tham vấn cho các doanh nghiệp lựa chọn một số công cụ và dịch vụ số (như nền tảng số, thương mại số D2C, giải pháp kho thông minh, trợ lý số,…) có thể giúp họ làm quen với phương thức sản xuất kinh doanh mới và kiểm chứng được ngay hiệu quả thông qua việc so sánh với cách làm hiện thời.

Ngoài ra, cần sát cánh cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, khuyến khích và hỗ trợ xây dựng một số mô hình mẫu về doanh nghiệp chuyển đổi số, ưu tiên một số lĩnh vực mà nhà nước đã chọn trong chiến lược phát triển kinh tế số quốc gia, như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại, du lịch và Logistics.

Cuối cùng là luôn song hành cùng doanh nghiệp để từ thực tiễn triển khai xây dựng doanh nghiệp số, kinh tế số, khi gặp phải những vướng mắc về chính sách quy chế thì kịp thời kiến nghị với chính phủ để tháo gỡ, vì chuyển đổi phương thức sản xuất chắc chắn đụng chạm tới những vấn đề chưa có luật điều phối.

Có thể nói, trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp đối diện với rất nhiều thách thức, trong đó, thách thức lớn nhất là thay đổi phương pháp tư duy và tập quán sản xuất kinh doanh đã hình thành từ nhiều chục năm, để đón nhận cách nghĩ, cách làm hoàn toàn mới. 

Tuy nhiên, mọi thách thức đều là nhỏ bé trước cơ hội “ngàn năm có một” của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế nước ta, vì chỉ trong kỷ nguyên số chúng ta mới có cơ hội nhảy vọt nhờ ứng dụng công nghệ số, cho dù xuất phát từ vị trí nào trong nấc thang phát triển.

“Một điều đáng mừng là gần như tất cả các giải pháp công nghệ để phát triển nền kinh tế 4 trong 1 (kinh tế công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế số) ở nước ta đều đã hiện hữu, Đảng và Chính phủ cũng đã tạo mọi điều kiện cho chuyển đổi số toàn diện, rộng khắp. Phần còn lại tùy thuộc vào sự nỗ lực của chúng ta, của các hiệp hội, cộng đồng và của chính tự thân doanh nghiệp”, bà Bùi Thị Hải Yến chia sẻ.

Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, chế biến và xuất/nhập khẩu gỗ 9 tháng đầu năm 2023 đang ghi nhận những khó khăn. Trong đó xuất khẩu gỗ  XK gỗ chỉ đạt 9,2 - 9,5 tỷ US$, giảm 26% (Mỹ giảm 30%, EU giảm 40%, Trung Quốc 15%, Hàn Quốc/Nhật Bản khoảng 16 - 20%...).

fd

Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam

Ngành gỗ đối diện với các khó khăn từ việc thiếu đơn hàng từ các thị trường chính, thị trường ngách rất hạn chế. Ngoài nguyên nhân cầu của thị trường thế giới giảm sút, còn có nguyên nhân Mỹ điều tra chống bán phá giá chống lẩn tránh thuế gỗ dán và tủ bếp/bàn trang điểm nhập khẩu tử Việt Nam. Cần lưu ý xu hướng định vị lại nguồn cung, các thị trường lớn ưu tiên dùng hàng nội khối (US NK đồ gỗ tử Mexico, EU tử Đông Âu) để tránh bất trắc.

Theo ông Hoài, Việt Nam hiện nay vẫn đang tăng trưởng và phát triển mô hình sử dụng đầu vào gia tăng nhân công giá rẻ, nguyên liệu giá rẻ để chế biến, xuất khẩu các cạnh tranh ở trong cái nhóm sản phẩm,

Nhưng về lâu dài, cần phải thay đổi, tập trung công nghiệp số để chủ động, sản phẩm gỗ của Việt Nam thực hiện nội soi rất kỹ và chúng ta phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc nguyên liệu đều đảm bảo toàn bộ cái nguyên liệu đưa vào cái cuối cung ứng. Hiện Hiệp hội đã phát triển một số nền tảng số, qua đó để truy xuất được đến tận cư dân, của người dân và trục quốc hành trình vận chuyển gỗ. Theo đó, có cơ sở dữ liệu để thực hiện các sản phẩm xanh và năng lượng xanh.

Theo ông Hoài, Việt Nam nổi lên như một trung tâm chế biến/thương mại gỗ lớn của thế giới, cần thay đổi mô hình tăng trưởng đề giữ được vị thế và tiếp tục phát triển. Thương mại xanh/sản phẩm xanh và tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu, doanh nghiệp gỗ Việt cần thích ứng để duy trì và mở rộng thị trường. Sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hiện nay cũng là dịp để doanh nghiệp gỗ Việt nhìn nhận lại và cải thiện quản trị doanh nghiệp, tăng cường năng lực phòng vệ thương mại và hiệu quả sản xuất/kinh doanh. 

Ngoài ra, cần nghiên cứu khoa học và công nghệ gỗ, chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cần tăng cường năm bắt xu hướng phát triển của thế giới và hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường chế biến tạo giá trị gia tăng nhiều hơn.

Bà Đỗ Thị Thuý Hương - Uỷ viên BCH Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho biết, trong khoảng 10 năm trở lại đây, công nghiệp điện tử là ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong các ngành chế biến chế tạo của Việt Nam, chiếm trên 30% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

fd

Bà Đỗ Thị Thuý Hương - Uỷ viên BCH Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử đạt 108 tỷ USD, xuất siêu 11,5 tỷ USD trong bối cảnh xuất siêu cả nước đạt hơn 4 tỷ USD. Năm 2022, dù chịu tác động của dịch bệnh COVID-19 nhưng xuất khẩu của ngành vẫn giữ vị trí quán quân với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 114 tỷ USD.

6 tháng đầu năm 2023, cũng như nhiều ngành nghề khác, xuất khẩu ngành điện tử đã sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, cầu thế giới giảm sút nhưng tỷ trọng xuất khẩu của ngành chiếm trên 30% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt trên 50 tỷ USD. Những con số trên cho thấy, ngành điện tử đóng góp rất lớn trong việc cân bằng ngoại hối và cán cân thương mại cho cả nước.

Chia sẻ về hoạt động chuyển đổi số góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp điện tử, bà Đỗ Thị Thuý Hương khẳng định, đây là yêu cầu bắt buộc, nhất là các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng. Khi doanh nghiệp đầu chuỗi chuyển đổi số thành công, ứng dụng công nghệ hiện đại, bắt buộc các doanh nghiệp khác tham gia chuỗi cũng phải đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số để thích ứng và phát triển.

Tuy nhiên, khác với việc chuyển đổi số trong một số ngành nghề, lĩnh vực, chuyển đổi số tại các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp điện tử phức tạp hơn. Hiện nay, tại không ít doanh nghiệp điện tử, có nhiều máy móc sản xuất đã đưa vào hoạt động từ 10 - 20 năm trước đây. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất cần có những giải pháp để kết nối, đồng bộ hoá hệ thống thiết bị, máy móc đồng bộ.

Đồng tình với quan điểm của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, bà Đỗ Thị Thuý Hương cho rằng, để chuyển đổi số thành công trong các doanh nghiệp sản xuất,  quan trọng nhất bắt đầu từ nhận thức và quyết tâm của người đứng đầu doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tham gia chuỗi. Chuyển đổi số với doanh nghiệp điện tử không chỉ để thích ứng và phát triển theo chuỗi mà còn tạo cơ hội để doanh nghiệp điện tử tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Việc chuyển giao không chỉ chuyển giao công nghệ lõi mà còn tiếp nhận chuyển giao quản trị sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng và quản trị nhân lực.

Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch HH Vận tải Ô tô Việt Nam nhận định: chuyển đổi số được triển khai sâu rộng và sớm trong ngành vận tải và thu được các kết quả tích cực. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả áp dụng chuyển đổi số về mặt quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Do vây, ông kiến nghị: Với các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu có chủ trương, kế hoạch cụ thể để nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình. Hiện nay trung tâm này phần mềm được sử dụng vẫn còn là phần mềm thí điểm chưa đủ độ thông minh, tiện lợi để khai thác dữ liệu; phần cứng chưa được nâng cấp cũng khó đáp ứng được nhu cầu phát triển phương tiện. Do đó, nhà nước nên có kế hoạch nâng cấp hàng năm để duy trì, nâng cấp cơ sở quản lý dữ liệu.

fd

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HH Vận tải Ô tô Việt Nam

Để nâng cao hiệu quả khai thác các dữ liệu, nhà nước chỉ đạo nghiên cứu hình thành cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan quản lý, đổi mới trong công tác quản lý. 

Về chủ trương chung thúc đẩy chuyển đổi số nên có kinh phí trong ngân sách để thúc đẩy chuyển đổi số vào trong các doanh nghiệp như phục vụ cho các công tác tập huấn, tổ chức đánh giá chuyển đổi số…

Liên quan đến quản lý hoạt động vận tải, chuyển đổi số cũng đang được diễn ra mạnh mẽ. Những nội dung về chuyển đổi số doanh nghiệp nên gắn với chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước để nâng cao hiệu quả quản lý và tạo ra môi trường minh bạch cho các hoạt động vận tải.

Bà Bùi Bích Liên - Giám đốc điều hành Công ty CP EMcom chia sẻ, hiện nay EMCom đang làm về công nghệ vi sinh là công nghệ lõi của công nghệ sinh học.

fd

Bà Bùi Bích Liên, Giám đốc điều hành Công ty CP EMcom

Sau hơn 10 năm phát triển, nghiên cứu và ứng dụng các qui trình sản công nghệ sinh học vào thực tiễn, EMCom đã áp dụng thành công tại Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ, xử lý ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và sản xuất các sản phẩm làm sạch, chăm sóc nhà cửa, chăm sóc da và chăm sóc sức khoẻ người dùng.

Trong đó, công nghệ EM của Nhật, được coi là giải pháp công nghệ 4.0 hay công nghệ vì tương lai, nó đã góp phần giải quyết được những vấn đề về làm sạch, bảo vệ sức khoẻ người dùng, sản xuất xanh và xử lý ô nhiễm môi trường vô cùng hiệu quả mà không phải dùng đến hóa chất.

Qua quá trình ứng dụng và trải nghiệm công nghệ vi sinh EM vào thực tiễn, chúng tôi nhận thấy có một số ưu điểm vượt trội trong quá trình sản xuất các sản phẩm làm sạch, chăm sóc nhà cửa, chăm sóc da, chăm sóc sức khoẻ người dùng bằng công nghệ vi sinh.

Về điểm mạnh, thứ nhất, công nghệ vi sinh đó là các vi sinh vật có lợi được điều chế từ thiên nhiên nên chúng rất gẫn gũi và thân thiện với con người, chúng không gây ra những hệ luỵ, khói bụi hay kích ứng trong quá trình sử dụng sản phẩm của người dùng.

Công nghệ vi sinh không sử dụng hoá chất độc hại nên cũng làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho người sản xuất do không phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất.

Thứ hai, công nghệ vi sinh hữu hiệu EM là tự nhiên và hiệu quả. Vi sinh vật có lợi là chất làm sạch tự nhiên và hiệu quả. Chúng có thể phân hủy và phân hủy các chất hữu cơ, loại bỏ bụi bẩn và mùi hôi tận gốc, giúp bề mặt sạch sẽ và tươi mới. Nó có thể tăng cường khả năng làm sạch sâu của sản phẩm, giúp chúng hiệu quả & an toàn hơn trong việc loại bỏ các vết bẩn hữu cơ lâu ngày.

Thứ ba và quan trọng nhất là công nghệ vi sinh an toàn hơn cho con người so với các sản phẩm tẩy rửa gốc hóa học truyền thống. Vi sinh vật tồn tại ở khắp mọi nơi trên trái đất và cơ thể chúng ta chứa khoảng 100 nghìn tỷ vi sinh vật. Không một loại hóa chất nào có thể tiêu diệt hết vi khuẩn có hại, cách tốt nhất và thuận tự nhiên là tăng số lượng vi khuẩn có lợi để loại bỏ, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong môi trường sống.

Ưu điểm thì đã rõ, nhưng đây mới thực sự là những thách thức vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như EMCom. Vì ngoài sản phẩm thực tế chất lượng cao, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, chúng tôi rất khó cạnh tranh với các thương hiệu lớn với chi phí truyền thông và marketing khổng lồ, luôn chiếm lĩnh và phủ rộng mặt tiền của các sàn giao dịch điện tử.

Thêm vào đó, mua sắm trực tuyến cũng làm khó người tiêu dùng không có cơ hội trải nghiệm thực tế sản phẩm trước khi quyết định mua sắm. Điều này đòi hỏi cần có các chế tài mạnh mẽ để giảm thiểu tình trạng đánh tráo khải niệm, gây nhầm lẫn cho người dùng, hơn nữa, người tiêu dùng cũng cần được giáo dục về rủi ro của các sản phẩm kém chất lượng, đặc biệt đối với các dòng sản phẩm sinh học, sản phẩm vi sinh và cách nhận biết chúng.

“Tôi muốn nhấn mạnh vấn đề nan giải nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay vẫn là nguồn vốn và chính sách ưu đãi. Những sản phẩm của công nghệ sinh học - không phải là việc dễ làm đặc biệt  đối với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.

Tôi mong rằng  những giá trị lợi ích tích cực từ những sản phẩm công nghệ sinh học trong hệ sinh thái EMCom cũng như các thương hiệu hữu cơ khác đang phát triển trên thị trường hiện nay sẽ được ủng hộ, sẽ có được sự chung tay từ các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các cơ quan truyền thông giúp lan toả đến cộng đồng”.

Bà Đinh Thị Thúy - Tổng Giám đốc Misa cho biết, xác định về nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp, theo bà Thúy, từ doanh nghiệp mới thành lập cho đến các doanh nghiệp phát triển vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn đều có nhu cầu về để đổi số. Ví dụ doanh nghiệp mới thành lập cần các công cụ như chữ ký số, cần phải có hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán...để thực hiện công tác quản lý. Với doanh nghiệp lớn, các cần phải có phần mềm quản lý bán hàng, nhân sự, rồi các cái công tác quản lý, điều hành, nhằm tối ưu nguồn lực, năng suất. Nhưng trong quá trình triển khai, các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số còn nhiều khó khăn.

fd

Bà Đinh Thị Thúy - Tổng Giám đốc Misa.

Thứ nhất, sử dụng các phần mềm độc lập, không có tính liên kết, không thể tích lũy dữ liệu.

Thứ hai, doanh nghiệp thường thay đổi hệ thống sau một vài năm, khiến không thể chuyển tiếp dữ liệu. Bởi vì công nghệ số phải là công nghệ big data để có được cái tích lũy dữ liệu.

Thứ ba là về vấn đề về chi phí các cái doanh nghiệp mà không thể bỏ ra hàng tỷ đồng để trang bị được những cái nền tảng của nước ngoài hay là những cái giải pháp lớn. Rõ ràng, chi phí cũng là một trong những cái rào cản.

thứ tư là nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng rất là gặp khó khăn. Thế thì từ cái việc mà gặp phải hơi khó khăn như thế thì bản thân tiến đi xa của chúng tôi cũng theo cái xu thế chuyển đổi số.

Theo bà Thúy, Misa đã đưa ra nhiều giải pháp: “Thay vì là từng phần mềm riêng lẻ thì chúng tôi phải phát triển thành một nền tảng kết nối các nghiệp vụ tài chính, kế toán, bán hàng, nhân sự và công tác quản lý điều hành chung, có sự kết nối dữ liệu, tổng hợp được dữ liệu một cách nhanh chóng và tận dụng được dữ liệu của các đơn bị, bộ phận.

Bà Thúy cũng kiến nghị, cần có các chính sách, có những ngân sách để mà phục vụ cho việc tuyên truyền các cái giải pháp chuyển đổi số và những cái giải pháp này là được đánh giá. Thứ hai là Chính phủ tạo ra môi trường thuận lợi cho chuyển đổi số. Thứ ba là những doanh nghiệp về công nghệ thông tin thì luôn luôn cam kết đồng hành cùng với tất cả các doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số.

Phát biểu tổng kết Diễn đàn, ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết: Diễn đàn Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số với sự góp mặt của cán bộ quản lý, các chuyên gia, đại diện lãnh đạo nhiều hiệp hội và doanh nghiệp.

ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế

Ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế.

Diễn đàn đã được nghe nhiều ý kiến tham luận, trao đổi thông tin về nhiều lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt, đại diện lãnh đạo các hiệp hội và doanh nghiệp đã chia sẻ thực tế hoạt động, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khi ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo; đề xuất nhiều kiến nghị nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ban Tổ chức Diễn đàn tiếp tục tiếp nhận ý kiến đóng góp, kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp và tổng hợp, báo cáo các cơ quan liên quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, nắm bắt các cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế số.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715074070 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715074070 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10