Ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết doanh nghiệp nhà thầu nhận thức rõ những tác dụng lớn từ việc chuyển đổi số nhưng chi phí rất lớn, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng tham gia.
>>NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Không gian phát triển mới của doanh nghiệp
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) kiến nghị cần có những chính sách, cơ chế rõ ràng trong quản lý hồ sơ qua mạng, đấu thầu qua mạng, cũng như chính sách chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhà thầu, tại Diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng ngày 25/10.
Cụ thể, ông Hiệp cho biết, chuyển đổi số là cơ hội, là bước ngoặt cho tất cả các ngành nghề kinh doanh và với doanh nghiệp nhà thầu cũng không ngoại lệ. Góp phần quản lý về tài chính, về quản lý về thiết kế, quy hoạch, quản lý về nhân lực, quản lý về dự án, quản lý về vật tư, vật liệu đầu ra, đầu vào chặt chẽ hơn, đối với cả người quản lý và và người sử dụng.
Trong ngành xây dựng, hiện đã có công nghệ này và đây thực sự là mô hình quản lý hiện đại hiệu quả - công nghệ BIM (Building Information Modeling) - quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình.
Với công nghệ này, các đơn vị có thể quản lý thiết kế giữa chủ đầu tư với nhà thầu và các thay đổi trong quá trình thực hiện dự án, tiết kiệm được rất nhiều về vật tư, tiết kiệm rất nhiều nhân lực. Nhưng để thực hiện được thì cũng cần kinh phí rất lớn, thực hiện đồng bộ hóa dữ liệu đầu vào, kết với hợp với chủ đầu tư, tức là chủ đầu tư và nhà thầu có một cái sự đồng bộ với nhau.
Nhưng theo ông Hiệp, đây không phải là điều có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Vì vậy, có thể nói được trong ngành xây dựng hiện nay chỉ một số công ty lớn mà thường là những công ty có tên tuổi như Coteccons, Newtecons có thể thực hiện được.
Với các doanh nghiệp quy mô dưới 100 tỉ thì mặc dù biết là công nghệ này rất lợi hại nhưng đều chưa áp dụng. Theo ông Hiệp, đây là đặc thù của ngành xây dựng: Doanh nghiệp hiểu biết về chuyển đổi số rất là rõ, nhưng có áp dụng được không không phải là vấn đề dễ dàng.
>>>NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Nền tảng cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Ông Hiệp chia sẻ một trường hợp hi hữu, vừa qua VACC đã tham gia phân xử vụ kiện của một nhà thầu tại Quảng Nam. Sự việc do doanh nghiệp nộp đấu thầu qua mạng nhưng do mạng lỗi, theo đó hồ sơ không được gửi lên và doanh nghiệp bị loại. Do đó, có thể thấy rằng chuyển đổi số không phải không có những có những trường hợp khó xử khi áp dụng được.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, vấn đề quản lý hồ sơ cũng cần có những quy định rõ ràng hơn về tính pháp lý. Cụ thể, với các hồ sơ đã được số hóa thì có được công nhận, có tính pháp lý hay không. Bởi có những hồ sơ từ rất lâu và trong quá trình quản lý có thể bị hư hỏng.
Và với quản lý dữ liệu về nhà thầu, hiện nay cũng chưa có thể chế, quy chế nào quy định cụ thể là những dữ liệu nào thì doanh nghiệp nhà thầu phải công bố lên mạng để cho các cơ quan quản lý nhà nước nắm được. Có những dữ liệu của doanh nghiệp dữ liệu mở, có dữ liệu lại là dữ liệu kín. Theo đó, ông Hiệp cho rằng có quy định thống nhất làm cho chức năng quan quản lý nhà nước nắm được tình hình các doanh nghiệp nắm được các cái thị trường nói chung thì cũng cần rất rõ những vấn đề mất.
Theo ông Hiệp, với ngành xây dựng, đặc biệt liên quan đến hồ sơ đấu thầy qua mạng, còn nhiều bất cập, những điều kiện riêng và đặc thì. Do đó, dù doanh nghiệp nhận thức rất rõ vai trò của chuyển đổi số, nhưng vẫn còn những khó khăn, rào cản.
Có thể bạn quan tâm
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Chuyển đổi số thúc đẩy tiềm năng doanh nghiệp
10:11, 25/10/2023
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Số hoá cải cách thủ tục hành chính
10:03, 25/10/2023
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Không gian phát triển mới của doanh nghiệp
10:02, 25/10/2023