Cần tiếp tục kéo dài chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi

HẠNH LÊ 07/12/2023 02:30

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục trong tháng 11 với tín hiệu phục hồi tích cực, song để tạo đà phát triển, doanh nghiệp tiếp tục cần được tiếp sức.

>>>Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng

Doanh nghiệp thành lập mới tăng trưởng dương

Theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 146.000 doanh nghiệp thành lập mới; gần 55.500 doanh nghiệp sau thời gian tạm ngừng kinh doanh đã quay trở lại hoạt động. Với khoảng 201.500 doanh nghiệp gia nhập thị trường, trung bình có 18.300 doanh nghiệp gia nhập thị trường mỗi tháng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, ở chiều ngược lại, cả nước có 85.400 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh từ đầu năm đến nay; gần 57.200 cơ sở kinh doanh chờ làm thủ tục giải thể; khoảng 16.200 cơ sở khác đã giải thể, đóng cửa.

Nhiều tín hiệu khởi sắc và lạc quan trong hoạt động phục hồi sản xuất của doanh nghiệp (ảnh minh hoạ)

Nhiều tín hiệu khởi sắc và lạc quan trong hoạt động phục hồi sản xuất của doanh nghiệp (ảnh minh hoạ)

Ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định: bên cạnh những doanh nghiệp rời khỏi thị trường, số lượng có doanh nghiệp phục hồi hoạt động và tham gia vào thị trường đang tăng trưởng dương, một mặt cho thấy những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế. Song mặt khác, so với xu thế của những năm gần đây, năm nay tỷ lệ doanh nghiệp tạm dừng hoạt động khá cao  phản chiếu những khó khăn của nền kinh tế cũng như tác động từ suy giảm xuất khẩu, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và việc làm cho người lao động.

Người lao động mất việc làm hoặc thu nhập giảm cũng tác động đến thị trường tiêu dùng nội địa. Khi thu nhập giảm hoặc bấp bênh, người lao động thường có xu hướng tiết kiệm hơn, thắt chặt chi tiêu. Thực tế này ảnh hưởng đến không gian cho doanh nghiệp phát triển.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Bá Hùng, biến động trong ngắn hạn và phản ứng với hoàn cảnh thị trường của doanh nghiệp như trên cũng là tự nhiên. Hoạt động của doanh nghiệp sẽ điều chỉnh hoạt động theo diễn biến thị trường. Khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc trở lại, các doanh nghiệp sẽ phát triển sôi động trở lại.

Hỗ trợ cả phía cung cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại tăng cho thấy những giải pháp, chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; giảm lãi suất của Chính phủ trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, sự phục hồi của nền kinh tế cũng như các động lực tăng trưởng chưa bền vững. Trong khi xuất khẩu đã dần phục hồi nhưng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước. Ở trong nước, qua 11 tháng của năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 7% (sau khi loại trừ lạm phát) chưa bằng nửa so với cùng kỳ năm 2022 (tăng 16,6%).

Cầu tiêu dùng trong nước yếu, cần xem xét hỗ trợ cả phía cung để tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Cầu tiêu dùng trong nước yếu, cần xem xét hỗ trợ cả phía cung để tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Thêm nữa, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn chưa được như kỳ vọng. Dù lãi suất cho vay đã giảm liên tục nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay thấp hơn so với cùng kỳ trong nhiều năm trở lại đây cho thấy doanh nghiệp chưa tích cực vay vốn đầu tư mở rộng hoạt động.

Nhấn mạnh năm 2024 là thời điểm nền kinh tế đối mặt với khó khăn nhiều nhất, trong đó chủ yếu là khó khăn xuất phát từ nội tại trong khi tác động bên ngoài khó kiểm soát. Kéo theo đó, cộng đồng doanh nghiệp cũng đang rất khó khăn, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong ngắn hạn cần tiếp tục kéo dài chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tốt nhất là đến hết năm 2025.

Liên quan đến chương trình hỗ trợ kích cầu tiêu dùng, phục hồi kinh tế, ông Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Quốc tế Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, Quốc hội đồng ý giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng nữa, ít nhất là đến ngày 30/6/2024 và có thể tiếp tục kéo dài chính sách này đến hết năm 2024 là tín hiệu vui. Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát triển bền vững, cùng với việc hỗ trợ phía cầu, ông Trần Toàn Thắng cho rằng, cần hỗ trợ cả phía cung. Theo đó, cần xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để tăng thu nhập thực tế của người dân, qua đó gián tiếp kích cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghị quyết 41/NQ-TW: Cần một cơ chế đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp

    Nghị quyết 41/NQ-TW: Cần một cơ chế đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp

    16:46, 06/12/2023

  • Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

    Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

    20:10, 05/12/2023

  • Bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chính sách thuế

    Bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chính sách thuế

    03:25, 26/11/2023

  • Hà Nội – Nghệ An: Tăng cường hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

    Hà Nội – Nghệ An: Tăng cường hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

    11:49, 28/10/2023

  • Lâm Đồng chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

    Lâm Đồng chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

    17:43, 21/10/2023

  • TP.HCM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

    TP.HCM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

    00:30, 14/09/2023

  • Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hiệu quả

    Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hiệu quả

    01:44, 07/09/2023

  • Ngân hàng phát huy hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, cách nào?

    Ngân hàng phát huy hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, cách nào?

    04:50, 02/09/2023

  • Hỗ trợ doanh nghiệp, vực dậy tổng cung thông qua mở rộng tài khoá

    Hỗ trợ doanh nghiệp, vực dậy tổng cung thông qua mở rộng tài khoá

    05:02, 24/08/2023

HẠNH LÊ