Gỡ khó "đầu ra" cho hàng nông sản TP HCM
Hàng nông sản trên địa bàn TP HCM có tiềm lực phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên thời gian qua mặt hàng này lại đứng trước tình trạng không tìm được đầu ra.
Phân tích và tìm giải pháp giải quyết đầu ra cho mặt hàng nông sản của TP HCM, ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc ITPC cho biết, TP HCM là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn nhất cả nước, là đầu mối xuất khẩu các mặt hàng nông sản của nhiều tỉnh, thành. Tuy nhiên thời gian qua, việc tìm đầu ra cho nông sản ở các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đều do người sản xuất tự bơi. Trong khi đó, sức ép cạnh tranh của hội nhập ngày càng cao khiến nhiều nông sản Việt “lép vế” trước nông sản ngoại nhập.
Trong bối cảnh đó, ông Tuấn đưa ra giải pháp thực hiện việc kết nối chuỗi liên kết sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo quan hệ cung cầu và định hướng hàng hóa là giải pháp quan trọng giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm
"Hút" nhà máy điện năng lượng tái tạo tham gia thị trường buôn điện cạnh tranh
11:05, 09/04/2019
Sẽ xử lý lãnh đạo nhà mạng để SIM rác lũng đoạn thị trường
00:15, 09/04/2019
Siết giải ngân tiền mặt, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ thu hẹp?
11:01, 07/04/2019
Cơ hội từ CPTPP (Kỳ III): Chile - thị trường đầy tiềm năng
06:21, 06/04/2019
Theo ông Minh, muốn xây dựng được chuỗi liên kết hiệu quả, người sản xuất phải tìm hiểu nhu cầu, xu hướng của thị trường trước khi sản xuất chứ không phải cứ sản xuất xong đi tìm đầu ra, đồng thời phải đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết với khách hàng bằng việc áp dụng các mô hình, công nghệ mới vào sản xuất.
Trong khi đó, nhà phân phối phải có chính sách hỗ trợ và cam kết tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thông tin và tư vấn cho người sản xuất để có sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Về phía nhà nước, cần thực hiện hiệu quả việc quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm cũng như triển khai có hiệu quả các chương trình kết nối, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho nông sản không chỉ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Cũng liên quan đến việc tìm giải pháp đầu ra cho hàng nông sản TP HCM, ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Nhật Trường, Trưởng bộ phận thu mua nông sản của Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP HCM (Saigon Co.op), cho rằng việc lựa chọn sản phẩm hàng nông sản vào các siêu thị, đại lý hiện nay cũng rất khắt khe. Đặt biệt, rất quan tâm đến hất lượng sản phẩm, còn yếu tố giá thì linh động điều chỉnh phù hợp theo từng thời điểm thị trường để hợp tác xã, nông dân không bị thiệt. Đơn cử như việc lựa chọn sản phẩm của Saigon Co.op ưu tiên lựa chọn các sản phẩm được sản xuất trên địa bàn để tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển, tuy nhiên việc hợp tác còn vẫn gặp một số khó khăn như sản phẩm nông nghiệp thường bị ảnh hưởng yếu tố thời vụ, thời tiết, đặc biệt vào mùa mưa các hợp tác xã, doanh nghiệp không đủ sản lượng cung ứng. Các hợp tác xã, doanh nghiệp còn chậm trong việc tiếp cận, tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu sản phẩm mới, sơ chế sản phẩm, đóng gói, các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ bán hàng.
Do đó, Saigon Co.op đề xuất các hợp tác xã, doanh nghiệp nuôi trồng ngoài việc chọn lọc sản phẩm đầu tư theo xu hướng tiêu dùng nên phân khu vực nuôi trồng ra thành vườn nhỏ để kinh doanh cho kênh siêu thị, khắc phục tình trạng yêu cầu siêu thị thu mua cả vườn với sản lượng lớn một lần, chưa phù hợp với nhu cầu của kênh phân phối lẻ.
Các hợp tác xã, doanh nghiệp phải cam kết về lượng và bảo đảm chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, không thu gom các nguồn hàng không đạt tiêu chuẩn hoặc không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm, đáp ứng nguồn hàng ổn định vào mùa mưa.
Các hợp tác xã cũng cần có sự liên kết với các vùng trồng để xác định khả năng tiêu thụ của thị trường, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, chạy theo thị trường dẫn đến “được mùa mất giá” gây thiệt hại cho các hợp tác xã, hộ nông dân.
TP HCM hiện có 91 xã, phường sản xuất rau với diện tích canh tác là 3.517ha, với tổng số hộ khoảng 5.200 hộ, sản lượng đạt 490.416 tấn. Diện tích trồng rau tập trung chủ yếu tại Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn. Tính đến cuối năm 2017, giá trị sản xuất rau chiếm tỷ trọng 27,8% so với lĩnh vực trồng trọt. Tổng số diện tích trồng rau được ứng dụng công nghệ cao chiếm 37% tổng diện tích canh tác, tức là 1.301ha trên 3.517ha. Giá trị sản xuất rau có ứng dụng công nghệ cao đạt 1.102 tỉ đồng, chiếm 78% tổng giá trị sản xuất rau của thành phố. Diện tích canh tác rau trên địa bàn thành phố đã được chứng nhận VietGap là 805ha trên tổng số 3.517ha. |