Phụ nữ tại những nền kinh tế ở Đông Nam Á nổi lên như những doanh nhân vững vàng nhất

LINH NGA 25/05/2022 01:09

Phụ nữ thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines tham gia khởi nghiệp ở mức độ cao, đôi khi còn ngang bằng với nam giới dù gặp nhiều khó khăn.

>>3 điều gúp phụ nữ khởi nghiệp tự tin hơn

Báo cáo Chỉ số Nữ doanh nhân của Mastercard (MIWE) lần thứ 5 đã đánh giá sự phát triển trong bối cảnh khởi nghiệp toàn cầu của những phụ nữ đến từ 65 nền kinh tế và 82,4% lực lượng lao động nữ trên toàn thế giới trong vòng 2 năm trở lại đây.

Các phát hiện cho thấy, mặc dù đã thực hiện mọi nỗ lực nhằm giảm thiểu các tác động của đại dịch, phụ nữ vẫn phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt kinh tế và xã hội. Điều này khiến khoảng thời gian dự kiến để vượt qua khoảng cách về giới trên toàn cầu có thể sẽ kéo dài thêm 36 năm nữa.

Theo Bảng xếp hạng toàn cầu của Báo cáo MIWE 2021, 6 nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã lọt vào nhóm những địa điểm tốt nhất trên thế giới dành cho nữ doanh nhân. New Zealand, Úc và Đài Loan đã vươn lên trở thành những quốc gia dẫn đầu nhờ có điểm số xuất sắc trên cả ba yếu tố cấu thành Chỉ số MIWE: kết quả tiến bộ của phụ nữ, tài sản tri thức và sự tiếp cận tài chính.

Phụ nữ Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines tham gia khởi nghiệp ở mức độ cao.

Phụ nữ Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines tham gia khởi nghiệp ở mức độ cao.

Những nền kinh tế này tiếp tục đem lại các điều kiện cần thiết để giúp phụ nữ tiếp cận với các dịch vụ và hỗ trợ tài chính, cũng như khả năng bắt đầu, vận hành, phát triển và thích ứng với hoàn cảnh thị trường. Ở những nền kinh tế có hệ sinh thái khởi nghiệp thuận lợi, phụ nữ được thúc đẩy bởi việc tân dụng các cơ hội mới nổi lên từ đại dịch, thể hiện một tinh thần khởi nghiệp chủ động và sôi nổi - một điều cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ sự phục hồi và sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.

Singapore và Đài Loan có xếp hạng về tiếp cận tài chính cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, trong khi đó New Zealand lại dẫn đầu thế giới về điều kiện hỗ trợ khởi nghiệp. Tính trung bình, những nền kinh tế có thu nhập cao thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương có điểm số cao hơn trong việc mang lại một môi trường năng động và không có trở ngại trong tiếp cận tài chính và cơ hội cho các nữ doanh nhân.

>>Hành trình khởi nghiệp thành công của nữ tỷ phú Melanie Perkins

>>Hành trình khởi nghiệp thành công của nữ tỷ phú Chu Quần Phi

Tuy nhiên, tại một số nền kinh tế có thu nhập cao nhất định như Nhật Bản, phụ nữ tiếp tục chiếm tỉ trọng thấp về kinh tế và sự hiện diện của họ trong bối cảnh kinh doanh còn mờ nhạt.

Báo cáo MIWE 2021 còn tiết lộ một xu hướng khuyến khích khởi nghiệp dành cho phụ nữ đến từ những nền kinh tế thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Phụ nữ ở những nền kinh tế này được cho là tham gia khởi nghiệp ở mức độ cao, đôi khi còn ngang bằng với nam giới, mặc dù họ vẫn còn phải đối mặt với vô vàn những thách thức.

Sự bền bỉ của phụ nữ Philippines được ghi nhận là đặc biệt ấn tượng. Mặc dù có số lượng tham gia vào lực lượng lao động còn tương đối thấp, nhưng phụ nữ tại Philippines vẫn dẫn đầu thế giới trong năm thứ 3 liên tiếp tại cấu phần A của báo cáo (về kết quả tiến bộ của phụ nữ), và có mức độ thúc đẩy bởi cơ hội tương đương phụ nữ tại những môi trường kinh doanh thuận lợi. Cùng với Philippines, phụ nữ Thái Lan và Việt Nam đều có vị trí xuất sắc trong cấu phần A, lần lượt xếp hạng thứ 4 và 11.

Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: “Tại Việt Nam, đại dịch đã có tác động tiêu cực đến đời sống và sinh kế của phụ nữ. Mặc dù vậy, phụ nữ Việt Nam đã thể hiện sức mạnh, sự bền bỉ, cũng như khát vọng khởi nghiệp mạnh mẽ, đồng thời Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động cao nhất trên thế giới ở mức 69,3%. Các nữ doanh nhân đã thể hiện ý chí và quyết tâm nhằm vượt qua thử thách và được thúc đẩy bởi nhiều cơ hội kinh doanh tốt. Mastercard đã làm việc sát sao với các chính phủ và tổ chức tài chính nhằm đưa ra các sáng kiến mới và tạo ra các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, cũng như các kế hoạch tiếp tục cam kết trao quyền cho các nữ doanh nhân để hướng tới công cuộc phục hồi kinh tế của Việt Nam”.

Báo cáo MIWE chỉ ra rằng mặc dù phụ nữ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng từ những căng thẳng và khó khăn do đại dịch, nhưng chưa đến 10% trong số các biện pháp phục hồi hậu COVID-19 được triển khai trên toàn cầu là có bao gồm các chiến lược nhạy cảm về giới. Ở những nền kinh tế như Canada và Argentina, sự phát triển của phụ nữ đã được tác động tích cực bởi các chính sách chú trọng vào giới được triển khai để giải quyết vấn đề an ninh kinh tế của phụ nữ trong thời kỳ đại dịch.

Tương tự, ở châu Á, các nữ doanh nhân tại Thái Lan, Singapore và Đài Loan đã được hưởng lợi từ các sáng kiến. Dù không trực tiếp hỗ trợ các nữ doanh nhân, những sáng kiến này lại hướng đến các doanh nghiệp nhỏ mà phần lớn do phụ nữ làm chủ. Mối liên hệ như vậy chứng tỏ rằng các chính sách của chính phủ tác động một cách có chủ đích đến tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ cũng có thể đóng góp sâu sắc vào sự phục hồi nhanh chóng và thuận lợi hơn. 

Là một phần trong cam kết xây dựng một thế giới mà các nữ doanh nhân được đại diện và hỗ trợ bình đẳng, Mastercard đã có một cam kết toàn cầu nhằm kết nối 25 triệu nữ doanh nhân với nền kinh tế số đến năm 2025. Việc trao quyền cho phụ nữ khởi nghiệp sẽ đóng vai trò như một chất xúc tác cho sự phát triển và đổi mới, cũng như củng cố các cộng đồng xung quanh những người phụ nữ thành đạt, hướng đến sự phục hồi lâu dài và công bằng hơn trên toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Người phụ nữ khởi nghiệp suôn sẻ từ chính những kinh nghiệm đau thương

    Người phụ nữ khởi nghiệp suôn sẻ từ chính những kinh nghiệm đau thương

    03:20, 26/07/2021

  • Nhiều khó khăn khi phụ nữ khởi nghiệp

    Nhiều khó khăn khi phụ nữ khởi nghiệp

    13:51, 26/11/2020

  • Ra mắt “Câu lạc bộ phụ nữ khởi nghiệp”

    Ra mắt “Câu lạc bộ phụ nữ khởi nghiệp”

    04:04, 16/09/2020

LINH NGA