“Mô hình Libya” và nguy cơ “gãy gánh” thượng đỉnh Mỹ - Triều

Trương Khắc Trà 19/05/2018 05:40

Bài học Libya, Iraq và cả Syria mới đây cho thấy Hoa Kỳ không đi đâu mà để quên vũ khí ở nhà.

Nếu muốn tìm một quy luật nào đó trong ngoại giao quốc tế thì không thể bỏ qua nước Mỹ: “can thiệp – hòa giải – nổ súng”. Mô hình này được các Tổng thống Mỹ sử dụng nhiều lần đến nỗi cứ mỗi khi cường quốc này can thiệp vào một quốc gia nào đó y như rằng kết cục có thể đoán được.

Năm 1999, để mở đường cho sự li khai của Kosovo, cùng với vấn đề nhân quyền, Mỹ và NATO đã cầm đầu liên quân 13 nước, mở cuộc không kích 78 ngày đêm vào Cộng hòa Liên bang Nam Tư. Sau cuộc chiến tranh Kosovo, Cộng hòa Liên Bang Nam Tư tan rã.

Đầu thiên niên kỷ thứ 3, dưới vỏ bọc truy tìm trùm khủng bố Osama Biladen sau vụ 11/9, Mỹ “cầm trịch” liên quân tấn công Afghanistan, đánh tan phiến quân Taliban và lực lượng Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda, đưa quân vào đóng giữ tại đất nước Trung Á này. Tình hình tại Afghanistan đến nay vẫn rối ren.

Năm 2011, sau khi cáo buộc chính quyền ông Gaddafi nổ súng dân thường, Mỹ và NATO đã đưa các lực lượng không quân, hải quân, thủy quân lục chiến với các vũ khí hạng nặng tối tân đánh vào lãnh thổ Libya, bắt đầu bằng thiết lập vùng cấm bay ở thủ đô Tripoli.

Cuộc chiến kết thúc với sự sụp đổ của chế độ Libya và cái chết của nhà lãnh đạo chống Mỹ Gaddafi. Sau cuộc chiến, Libya từ một nước có kinh tế và mức sống hàng đầu Châu Phi đã trở nên tan hoang và đắm chìm trong bạo lực, mở đường cho nhà nước tự xưng IS trỗi dậy và dòng người tị nạn từ “lục địa đen” vượt địa Trung Hải vào Châu Âu.

Trong số các nước bị Mỹ “đặt điều”, Iraq có nét tương đồng với Triều Tiên, sau khi cáo buộc Tổng thống Saddam Hussein sở hữu vũ khí hạt nhân, “Bush con” xua quân đánh vào Bagdad.

Cố vấn an ninh Mỹ - ông John Bolton

Cố vấn an ninh Mỹ - ông John Bolton (Ảnh: Yonhap New)

Cũng như hiện nay, trước khi tấn công vũ trang, hai bên có một loạt những động thái tích cực, có lúc tưởng chừng êm thấm. Đơn giản, Iraq không thể “giải giáp” cái mà họ không có, đó là vũ khí hạt nhân.

Có thể bạn quan tâm

  • Điều gì được kỳ vọng nhất trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều?

    Điều gì được kỳ vọng nhất trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều?

    11:01, 27/04/2018

  • Trung Quốc có thất bại trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên?

    17:41, 21/06/2017

  • Trung Quốc phản bác Tổng thống Trump về vấn đề Triều Tiên

    06:15, 22/06/2017

  • Ngoại trưởng Rex Tillerson: Mỹ đánh giá cao Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên

    14:50, 22/06/2017

Trong lúc thế giới háo hức với Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Singgapore thì cố vấn an ninh Mỹ, ông John Bolton lại dội "gáo nước lạnh”. Ông John Bolton từng nói trong chương trình “Cats Roundtable” ngày 25/3 rằng: “Triều Tiên muốn câu giờ để phát triển vũ khí hạt nhân” và để ngỏ vấn đề có thể xử lý như trường hợp Libya(!?).

Trong khi tác giả chính của “đống lầy Libya” là Ngoại trưởng Hilary Clinton dưới thời Tổng thống Obama, thì lần này, với Triều Tiên lại xuất hiện một cố vấn thích mùi thuốc súng!

Giống như những gì được tiên đoán, trong khi Triều - Hàn có bước đi đầu tiên khiến thế giới xôn xao thì một luồng truyền thông ít ỏi luôn tỉnh táo tỏ ra quan ngại. Quả thật đúng, Triều Tiên đã hủy cuộc gặp cấp cao với người láng giềng vì lý do nước này với Mỹ tổ chức tập trận “Đại Thần Sấm” có ý thách thức.

Ông Kim Jong un tỏ ra nhanh nhạy hơn những gì thế giới nói về ông, việc phản ứng với những cuộc tập trận có bóng dáng Mỹ như một thói quen lâu nay, rất nhiều vụ thử hạt nhân, tên lửa được thực hiện trong suốt thời gian dài, nhưng nó luôn diễn ra sau một sự kiện quân sự nào đó.

Liệu lần này, động thái hủy hội nghị cấp cao liên Triều là do cuộc tập trận “Đại Thần Sấm” hay là “đánh hơi” thấy âm mưu của người Mỹ? Thực sự khó đoán như đất nước Triều Tiên vậy!

Nhưng có điều bài học Libya, Iraq và cả Syria mới đây cho thấy Hoa Kỳ không đi đâu mà để quên vũ khí ở nhà. Việc đột ngột quay lưng với Hàn Quốc trực tiếp phát thông điệp đến Mỹ rằng, ông Kim chưa có ý định xuống thang căng thẳng nếu như ông Trump muốn áp đặt cuộc chơi bằng sức mạnh quân sự.

Bởi vậy, độ khó của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều cũng giống như vấn đề buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân. Và cũng không ai biết được Mỹ gây sức ép với Triều Tiên là thực hiện sứ mệnh “phi hạt nhân hóa” hay đang chơi ván bài “dân chủ Phương Tây”.

Nếu Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều không thành hiện thực, cộng đồng quốc tế có lý do quan ngại cho Triều Tiên.          

Trương Khắc Trà