"Những gì Tổng thống Mỹ đang truyền tải cho thấy G7 sẽ trở thành G6+1"
Đó là nhận định của giới quan sát nhân cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7. Không những vậy, giới quan sát còn cho rằng năm nay sẽ có nhiều câu chuyện cần bàn đến bên cạnh những chia rẽ về chính trị.
Các nhà lãnh đạo còn lại của G7 có thể không thích thông điệp cứng rắn "Đặt nước Mỹ lên trên hết" mà Tổng thống Donald Trump đang gửi về thương mại và các vấn đề khác. Về phần mình, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết không rõ liệu sẽ có một tuyên bố sau cuộc họp như bình thường hay không. Nhưng nếu không, đó sẽ là một sự phản ánh trung thực về sự khác biệt của G7 so với bất kỳ cuộc họp nào khác đã được diễn ra trong lịch sử.
Có thể bạn quan tâm
Liên minh châu Âu không chấp thuận đề nghị của Trump đưa Nga gia nhập lại khối G7
07:41, 09/06/2018
Trump kỳ vọng giải quyết bất đồng thương mại trong khối G7
05:56, 09/06/2018
Các nước G7 bất đồng quan điểm vì Trump
15:45, 08/06/2018
Robert Sinche, chuyên gia phân tích toàn cầu của Amherst Pierpont cho biết: "Chúng ta đã quen với một G7 hòa thuận trong nhiều thập kỷ qua, nơi mọi người vỗ vai nhau và ký vào các biên bản và không có điều gì xảy ra sau đó. Nhưng với Tổng thống Trump chuyện ấy đã chấm dứt".
Tổng thống Mỹ đã chỉ rõ rằng điều này không đáng thời gian của ông ấy. Ông ấy sẽ rời đi sớm. Ở một khía cạnh nào đó, điều này sẽ làm các nhà lãnh đạo khác cảm thấy không hài lòng. "Ở khía cạnh kinh tế, chúng ta đã có được điều gì tại các cuộc họp của G7 từ những năm 90?Không nhiều", chuyên gia này đánh giá.
Với giới quan sát, sự thiếu hài hòa trong cuộc họp G7 năm nay không thực sự quan trọng. Các nhà lãnh đạo nền kinh tế G7 cần quan tâm là làm thế nào để họ giải quyết các thách thức thương mại trước, trong và sau cuộc họp, bao gồm thuế nhôm thép, NAFTA và Trung Quốc.
Đầu tiên là về thuế quan nhôm thép Mỹ áp cho các đồng minh. Mọi quốc gia trong nhóm đều bị ảnh hưởng bởi thuế quan gần đây của Mỹ, và đã có những động thái đáp trả nhằm vào nông dân và các nhà sản xuất Mỹ.
Việc sử dụng thuế quan của chính quyền Trump để chống lại các đồng minh đã bị một số thành viên đảng Cộng hòa chỉ trích là sai lầm, khi ông đáng lẽ phải nhằm vào Trung Quốc. Nhưng chiến lược của ông cũng được xem như là một quá trình đàm phán các thoả thuận thương mại tốt hơn cho Mỹ trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ và với các quốc gia khác.
Trong một cuộc họp riêng trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G7, Tổng thống Trump xuất hiện chung với Thủ tướng Canada Justin Trudeau và cho biết họ đang đàm phán tích cực để cắt giảm thuế quan nhôm, thép cho Canada và thảo luận về NAFTA. Tuy nhiên sau đó, cả hai nhà lãnh đạo lại có những phát biểu trái ngược nhau. Tổng tống Trump cho biết, một trong những điều ông muốn thảo luận là các thỏa thuận riêng với Canada và Mexico. Nhưng ông đã nói rằng ông muốn duy trì các cuộc đàm phán ba bên.
"NAFTA có thể sụp đổ", ông nói thêm. "Điều này là có thật, và không thể bỏ qua. Thật khó để nói điều gì sẽ xảy ra với NAFTA khi một thỏa thuận không có dấu hiệu gì cho thấy sẽ được hoàn tất tính đến thời điểm này". Mexico và Canada đã bác bỏ yêu cầu của Mỹ về một điều khoản "hoàng hôn" (một điều khoảng sẽ hết hiệu lực sau một số năm chứ không phải tồn tại vĩnh viễn) cho NAFTA. Do đó, kết quả tốt nhất tính đến thời điểm này là việc kéo dài đàm phán, mặc dù với Tổng thống Trump, việc này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào như việc ông nhanh chóng rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân P5+1.
Ông Kasman cũng cho biết một vấn đề thương mại lớn sẽ xuất hiện vào tuần tới khi Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục thảo luận với Trung Quốc, nhưng vẫn sẽ đưa ra một danh sách các hàng hóa có thể phải chịu thuế quan.
Ngoài ra, việc đối đầu bằng thuế quan leo thang giữa Mỹ và châu Âu hoặc các quốc gia khác cũng là vấn đề lớn nếu các quốc gia EU không đạt được một đàm phán cụ thể nào tại G7. "Chúng ta không ở trong một cuộc chiến thương mại ngay bây giờ, nhưng những căng thẳng đang được phản ánh tại G7 là dấu hiệu của những rủi ro", ông Kasman nhận định.
Bất kỳ cuộc chiến thương mại nào cũng sẽ gây thiệt hại cho Mỹ và nền kinh tế toàn cầu. Các cuộc chiến tranh thương mại có thể làm tổn thương tất cả các nền kinh tế, mặc dù có thể Mỹ sẽ chịu thiệt hại ít hơn một số nước khác.
Các thị trường mới nổi đã bị ảnh hưởng bởi các vấn đề thương mại, và Kasman cho biết việc những chỉ số tài chính ở những thị trường này xấu đi phản ánh những lo ngại rằng các cuộc chiến thương mại sẽ tác động đến tăng trưởng chung.
"Thật khó để biết những gì các nhà lãnh đạo đang cố gắng đạt được tại G7. Nếu Mỹ thực sự quan tâm đến việc duy trì quan hệ thương mại và đang cố gắng đạt được một thỏa thuận tốt hơn cho thị trường, điều quan trọng là phải truyền tải được thông điệp đó", Kasman nói. "Nhưng những gì Tổng thống Mỹ đang truyền tải cho thấy rằng, G7 sẽ trở thành G6+1".